“Xin chào luật sư, em là học sinh mới đi xe chưa hiểu rõ về đèn giao thông. Em cứ tưởng mỗi đèn đỏ là bị bắt thôi, không ngờ cả đèn vàng cũng tính là lỗi vi phạm giao thông. Hôm nọ em bị bắt do lỗi vượt đèn vàng, vì không có giấy tờ nên em bị giữ xe. Luật sư cho em biết là khi nào thì vượt đèn vàng sẽ không vi phạm và khi nào thì vi phạm với ạ?”
Để hiểu rõ chi tiết và cũng để trả lời cho câu hỏi này, xin mời bạn liên hệ về Luật sư X để xem tư vấn:
Căn cứ pháp lý
Vượt đèn vàng là gì?
Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định “khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tín hiệu vàng nhấp nháy); phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”
Từ trước đến nay người tham gia giao thông chủ yếu chỉ quan tâm đến hai loại đèn xanh, đỏ; mà quên mất việc không chấp hành tín hiệu đèn vàng cũng có thể bị xử phạt.
Theo đó, nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe; vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe; nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.
Trường hợp vượt đèn vàng không bị phạt
Quy định về đèn tín hiệu vàng như sau:
“Tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp.
Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên trong một số trường hợp nếu người tham gia giao thông cố tình vượt đèn vàng; thì vẫn được xác định là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Cụ thể đó là trường hợp vượt khi đèn vàng nhưng người tham gia giao thông chưa đi quá vạch dừng xe; hoặc vượt khi không thuộc trường hợp đã quá vạch dừng; hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm khi đèn chuyển sang đèn vàng.
Trường hợp sau sẽ không bị phạt:
Trường hợp tài xế tiến sát đến hoặc đã vượt quá “vạch dừng xe” khi tín hiệu vàng bật sáng. Nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì được nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau. Khi đó người điều khiển phương tiện sẽ không bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.
Viện dẫn Luật giao thông đường Bộ 2008; đại diện Bộ Công an cho biết, tại Điểm c Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng; trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng giảm tốc độ; chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.
Bộ Giao thông trong điều 10 Quy chuẩn số 41:2016/BGTVT đã hướng dẫn khi tín hiệu vàng bật sáng; người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “vạch dừng xe”; nếu không có vạch sơn “vạch dừng xe” thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Người vi phạm cố tình điều khiển phương tiện chạy qua vạch sơn “vạch dừng xe”; thì sẽ bị xử phạt về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; với mức tiền từ 1,2 đến 2 triệu đồng.
Tuy nhiên, hiện nay nhược điểm của việc bắt lỗi bằng mắt thường cũng rất khó phân biệt; và có khi cố tình hoặc vô tình bắt sai.
Mức xử phạt đối với lỗi vượt đèn vàng
Về mức phạt với lỗi vượt đèn vàng, tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
Tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô; và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“…
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
…
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
…
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
…”
Tại Điểm e Khoản 4 Điều 6 quy định về Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“…
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
…
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
…”
Tại điểm d Khoản 5 Điều 7 quy định về Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“…
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
…
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c, điểm g khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
…”
Tại điểm đ Khoản 2 Điều 8 quy định về Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
“…
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
…”
Căn cứ theo các quy định nêu trên, tùy thuộc vào từng loại phương tiện; khi tham gia giao thông mà các mức phạt có thể khác nhau.
Mời bạn xem thêm
- Theo luật giao thông đường bộ, tín hiệu đèn giao thông gồm 3 màu nào?
- Tác dụng của đèn giao thông là gì?
- Tại sao đèn giao thông có 3 màu xanh, đỏ, vàng?
- Vượt đèn vàng có bị xử phạt không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vượt đèn vàng là gì″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục xin xác nhận độc thân tại hà nội; cách tra số mã số thuế cá nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, mẫu hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đối với lỗi phạt đèn vàng trong luật lệ giao thông khá nhẹ nhàng. Nếu bạn bị phạt cùng lắm là bị phạt tiền, mức phạt sẽ tùy theo loại phương tiện mà bạn đi.
Đúng, vậy nên trong khi điều khiển tham gia giao thông. Bạn hãy lưu ý điều khiển phương tiện giao thông với tốc độ vừa phải khi tới chỗ đèn báo.
Nói chung thì vượt đèn vàng sẽ phạt như vượt đèn đỏ. Tuy nhiên nếu gây ra tai nạn thì mức phạt có thể sẽ nặng hơn rất nhiều.