Có rất nhiều người thắc mắc, vượt đèn đỏ thì bị xử phạt là điều dương nhiên còn vượt đèn vàng thì sao? Liệu có bị xử phạt không? Và nếu có thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Ý nghĩa các loại đèn tín hiệu
Chúng ta biết rằng
– Đèn xanh: được phép đi.
– Đèn đỏ: báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
– Đèn vàng: báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ.
Có bao liêu loại đèn vàng? Có được vượt đèn vàng không?
Theo đó, chúng ta cần lưu ý có hai loại đèn vàng:
Đèn vàng nhấp nháy
Thứ nhất, là đèn vàng nhấp nháy thường xuất hiện ở hu có mật độ dân cứ thấp, vào buổi đêm hoặc là những cột đèn đang trong quá trình lắp đặt. Do đó, khi gặp đèn báo hiệu này bạn được phép vượt qua nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác theo quy định.
Đèn vàng chuyển tiếp
Thứ hai, đối với đèn vàng là đèn tín hiệu chuyển tiếp từ đèn xanh sang đèn đỏ. Sẽ là hợp pháp khi bánh xe của bạn đã đi quá vạch dừng xe mới xuất hiện đèn vàng thì bạn sẽ được di chuyển phương tiện của mình theo hướng đã định sẵn để tránh cản trở những phương tham gia tiện giao thông khác.
Vượt đèn vàng có bị xử phạt không?
Như vậy, khi có tín hiệu đèn vàng bạn vẫn cố tính tăng tốc độ để vượt qua thì bạn đã vi phạm quy định không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông với mức xử phạt theo Nghị định 100 năm 2019 Nghị định của Chính phủ cao hơn rất nhiều so với mức phạt cũ từ 2-2,5 lần và có thể áp dụng hình phạt bổ sung tước bằng lái từ 1-3 tháng. Mức phạt giao động từ 600 đến 5 triệu đồng tùy từng trường hợp cụ thể, như sau:
Mức xử phạt khi vượt đèn vàng là bao nhiêu?
Xe máy vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu?
Khi bạn đi xe máy vi phạm lỗi vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 1 triệu đồng. Đồng thời, bạn còn bị tước bằng lái xe 1-3 tháng. Từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Cùng lỗi này theo Nghị định cũ (Nghị định 46 năm 2016) thì mức phạt chỉ là 300.000 – 400.000 đồng.
Ô tô vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền?
Nếu bạn điề khiển ô tô vượt đèn vàng, sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng. Đồng thời, bạn con bị tước bằng lái 01 – 03 tháng. Mức phạt cũ theo Nghị định 46 chỉ là 1,2 đến 2 triệu đồng.
Máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu tiền?
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng).
Thời gian thu giấy tờ trên là từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc từ 02 đến 4 tháng nếu gây tai nạn.
Hi vọng bài viết Vượt đèn vàng có bị xử phạt không; sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp:
Mức phạt với việc vừa điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại di động cũng là điểm đáng chú ý của Nghị định 100. Cụ thể, khi bạn dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe sẽ bị phạt từ 1 – 2 triệu đồng. Ở Nghị định 46, mức phạt với lỗi này là 600 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng.
Vượt đèn vàng, Điều 14 quy định, xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe điện đang chạy giữa đường; khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Vượt đèn vàng quy định như trên, vậy độ tuổi lái xe thì sao?
– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);