Trong thời gian gần đây, vụ việc quân nhân Trần Đức Đô đang trong trạng thái treo cổ trên cây keo phía sau đỉnh đồi, cách địa điểm huấn luyện của đơn vị khoảng 50 m được nhiều người quan tâm. Vậy vụ việc Trần Đức Đô sẽ do Tòa án nào có thẩm quyền xét xử? Và vụ việc Trần Đức Đô sẽ được xét xử kín hay công khai? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Vụ việc Trần Đức Đô sẽ do Tòa án nào có thẩm quyền xét xử?
Theo quy định của pháp luật, những trường hợp sau đây sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án Quân sự:
- Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu;
- Dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện; hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;
- Công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
- Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định trên. Mà liên quan đến bí mật quân sự; hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân; hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội; hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
- Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Ở đây, Trần Đức Đô là quân nhân thuộc Đại đội 14, Tiểu đoàn 4, Trường Quân sự Quân khu 1 là đối tượng được quy định trong Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.
Vụ việc Trần Đức Đô sẽ được xét xử kín hay công khai
Bên cạnh, Trần Đức Đô tử vong có rất nhiều người thắc mắc rằng vụ việc Trần Đức Đô sẽ được xét xử kín hay công khai?
Công khai xét xử các vụ án là một nguyên tắc xét xử, nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục răn đe cũng như là một kênh thu hút việc phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, không phải bao giờ việc xét xử công khai cũng được thực hiện.
Xét xử kín là gì?
Xét xử kín là việc xét xử tại Tòa. Nhưng không phải tất cả mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa đó. Tuy nhiên, sau xét xử, phải công khai bản án cho mọi người được biết.
Như vậy có thể hiểu, việc xét xử kín sẽ “dấu đi” toàn bộ quá trình xét xử nhưng phải công khai kết quả.
Thành phần tham gia xét xử kín bảo gồm: Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, bị cáo, đương sự và những người tham gia tố tụng khác được triệu tập nếu xét thấy cần thiết.
Sẽ khác với những phiên xét xử công khai thông thường. Những người không liên quan đến việc xét xử, nhà báo; hay người thân của đương sự, bị cáo sẽ không được tham gia phiên xét xử kín này.
Khi nào thì tiến hành xét xử kín?
Không phải ngẫu nhiên mà pháp luật có quy định về việc xét xử kín trong một số trường hợp. Việc xét xử kín; nếu nhằm đảm bảo lợi ích của đương sự, bị cáo; hay lợi ích của nhà nước thì việc xét xử kín là rất cần thiết. Cụ thể tại điều 103 Hiến pháp 2013:
Điều 103.
…
- Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”.
Đồng ý việc xét xử công khai sẽ có tính giáo dục, răn đe và thu hút lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm công khai. Tuy nhiên, nếu việc xét xử công khai gây ảnh hưởng đến bí mật nhà nước; hay bó mật đời tư của đương sự thì việc xét xử kín được đề ra là hợp lý. Đó là quyền của đương sự cũng như là nghĩa vụ của Nhà nước.
Các trường hợp phải xét xử kín được theo quy định
Vụ việc Trần Đức Đô sẽ được xét xử kín hay công khai?
“Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.
Theo quy định này, có 3 trường hợp Tòa sẽ xét xử kín:
Thứ nhất, nếu Tòa xét thấy cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục. Các vụ án điển hình cho trường hợp xét xử kín này xuất phát từ các vụ án liên quan đến Làm sai quy định nhà nước gây thất thoát ngân sách, tham nhũng,…..Vì nó liên quan đến việc giữ bí mật nhà nước.
Thứ hai, xét thấy phải bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi. Các vụ án điển hình thường là các vụ án về hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm, dâm ô,…. Vì những vụ án này thường ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân trong giai đoạn chưa phát triển về tinh thần.
Thứ ba, xuất phát từ quyền giữ kín bí mật đời tư của chính đương sự. Trong một số trường hợp, yêu cầu được xét xử kín cũng là căn cứ để Tòa xét xử kín vụ án.
Xét xử kín nhưng bản án phải công khai
Tuy quá trình xét xử phải kín. Nhưng mà bản án phải được công khai cho mọi người. Song, bản án cũng thường chỉ được công khai phần quyết định. Bởi lẽ, việc công bố toàn bộ bản án sẽ trình bày hết các tình tiết vụ án. Điều này sẽ khó bảo vệ được bí mật nhà nước, bí mật đời tư; và quyền lợi của người dưới 18 tuổi, trái với nguyên tắc việc xét xử kín. Cụ thể, tại Điều 327 – Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định:
“Điều 327. Tuyên án
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án. Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án. Sau khi đọc xong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.”
Phần tuyên án công khai nêu họ tên các bị cáo, tội danh và mức hình phạt cụ thể đối với từng bị cáo.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Những tin về vụ việc, tài liệu, vật, địa điểm, thời gian, lời nói có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà nhà nước không công bố; hoặc chưa công bố; và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bí mật đời tư là những gì gắn với quyền nhân thân con người. Bao hàm hai ý “bí mật” và “đời tư”. Cụ thể, đó có thể là những thông tin về cuộc sống gia đình, các mối quan hệ, “chuyện trong nhà”…. Gắn liền với mình mà người này không muốn cho người khác biết.
Những chuyện này chỉ có bản thân người đó biết; hoặc những người thân thích, người có mối liên hệ với người đó biết. Họ chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai; và những người biết thông tin này cũng không được công bố. Vì công bố sẽ gây ảnh hưởng, gây tổn hại đến cuộc sống của người đó.
– Trường hợp có thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
– Trường hợp không thể tách vụ án thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.