Vụ siêu doanh nghiệp 500.000 tỷ đồng dạo gần đây đang gây xôn xao dư luận cực kỳ khủng khiếp. Chỉnh bởi nó có vốn điều lệ cao nhất lên tới 500.000 tỷ đồng. Vậy thì tại sao lại có sự việc như thế nào? Nếu việc này có hành vi vi phạm đăng ký đầu tư, kinh doanh sẽ bị xử phạt ra sao? Ngay sau đây hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý:
- Luật doanh nghiệp năm 2014.
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Thông tin về Vụ siêu doanh nghiệp 500.000 tỷ đồng
Thông tin ông Nguyễn Vũ Quốc Anh trong thời gian ngắn đứng ra lập 5 doanh nghiệp triệu USD, tỷ USD gây xôn xao. Số tiền của cá nhân này góp vào; thậm chí gấp 3 lần tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Theo thông tin Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; cá nhân ông Nguyễn Vũ Quốc Anh (sinh năm 1986) hiện liên quan việc thành lập liên tiếp nhiều doanh nghiệp với số vốn khủng.
Cụ thể; tại hồ sơ đăng ký chứng nhận kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM báo cáo; đơn vị này liền lúc tiếp nhận 3 hồ sơ lập doanh nghiệp của Nguyễn Vũ Quốc Anh.
Đáng nói, ông Quốc Anh sở hữu cổ phần lớn; tương đương với số vốn sở hữu 499.998 tỷ đồng, tương đương hơn 21,7 tỷ USD; gấp 3 lần tài sản của cá nhân tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng (7,3 tỷ USD).
Những doanh nghiệp mà nhân vật này đăng ký có vốn là 23.000 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD); 25.000 tỷ đồng (khoảng 1,1 tỷ USD); 55 tỷ đồng (2, 4 triệu USD); 100 tỷ đồng (4,3 triệu USD); 50 tỷ đồng (hơn 2 triệu USD)….
Một số quy định trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật Việt Nam; trong vòng 90 ngày; người khai đăng ký thành lập doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện đúng quy định pháp luật về chứng minh tài sản, vốn góp và đăng ký vốn góp tại tổ chức tín dụng. Nếu sau 90 ngày; cá nhân không thực hiện đúng các quy định chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính; nhưng số tiền không vượt quá 20 triệu đồng mỗi vụ việc.
Trường hợp hủy giấy phép đăng ký kinh doanh; trong vòng 90 ngày sẽ được giải quyết; người đứng ra thành lập doanh nghiệp không bị ràng buộc pháp lý; nếu trong quá trình kê khai thành lập doanh nghiệp không phát sinh hậu quả.
Vậy thì ở đây đặt ra một thắc mắc rằng:
Chỉ cần mất 150.000 đồng đăng ký doanh nghiệp là sẽ có thể khai vốn bao nhiêu cũng được; việc này nếu có bị sai phạm và không làm đúng theo việc cam kết góp vốn thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Quy định xử phạt các hành vi vi phạm về đăng ký đầu tư, kinh doanh
Hiện tại; các quy định của pháp luật về vấn đề xử phạt vi phạm trong lĩnh vực đầu tư đều có. Tuy nhiên; mức xử phạt hiện nay còn khá thấp; cao nhất 20 triệu đồng và chưa có chế tài xử lý nặng hơn.
Cụ thể, Việt Nam hiện có một Luật và hai Nghị định hướng dẫn xử phạt các hành vi vi phạm về đăng ký đầu tư, kinh doanh.
Tại khoản 4 điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm; cụ thể:
Cấm kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
“Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị” – Luật Doanh nghiệp 2014 nêu rõ.
Theo quy định tại điều 23, về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần; doanh nghiệp được đăng ký khi và chỉ khi có 4 loại giấy tờ; trong đó có giấy đề nghị đăng ký kinh doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, bản sao các giấy tờ như thẻ căn cước (chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu…)
Tại điều 8, nghĩa vụ của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp năm 2014; quy định rõ: “Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó”.
Tại khoản 3 điều 13 mục 2 về các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam của Nghị định 50/2016/NĐ-CP; việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư có ghi rõ:
“Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi lập hồ sơ dự án đầu tư không trung thực, không chính xác để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư” – Nghị định 50/2016 nêu rõ.
Đây là khung hình phạt cao nhất đối với hành vi gian dối, khai báo không chính xác đối với doanh nghiệp và các cá nhân có liên quan góp vốn.
Ngoài ra, tại khoản 1 điều 24 mục 4về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tại Nghị định 50/2016 ghi rất rõ:
“Phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.”
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu khắc phục hậu quả bằng cách:
“Buộc đăng ký thay đổi và thông báo lại các thông tin doanh nghiệp đã kê khai không trung thực, không chính xác” – khoản 2 điều 24 nêu rõ.
Ngoài ra, khoản 1 điều 46 mục 4 của Nghị định 50/2016 của Chính phủ quy định rõ:
“Trường hợp phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng đối với hành vi không huy động đủ, đúng thời hạn số vốn đã đăng ký”.
Thực tế, hiện nay cá nhân, tổ chức khi đăng ký hồ sơ thành lập doanh nghiệp chỉ phải nộp khoản phí là lệ phí khoảng 150.000 đồng cho bộ hồ sơ; mức giá rất rẻ. Trong khi đó; khung hình phạt cho hành vi khai báo không trung thực chỉ chịu nộp tiền phạt lớn nhất theo khung; từ 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, các mức phạt bổ sung khác đều dưới 15 triệu đồng/trường hợp.
Vậy nên vụ siêu doanh nghiệp 500.000 tỷ đồng nếu không thực hiện đúng theo những gì đã đăng ký; thì sẽ bị xử phạt với mức phạt lên tới 35 triệu đồng.
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay cá nhân, tổ chức khi đăng ký hồ sơ thành lập doanh nghiệp chỉ phải nộp khoản phí là lệ phí khoảng 150.000 đồng cho bộ hồ sơ; đây là một mức giá rất rẻ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam; trong vòng 90 ngày; người khai đăng ký thành lập doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thực hiện đúng quy định pháp luật về chứng minh tài sản, vốn góp và đăng ký vốn góp tại tổ chức tín dụng. Nếu sau 90 ngày cá nhân không thực hiện đúng các quy định chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính; nhưng số tiền không vượt quá 20 triệu đồng mỗi vụ việc.
Trường hợp hủy giấy phép đăng ký kinh doanh; trong vòng 90 ngày sẽ được giải quyết; người đứng ra thành lập doanh nghiệp không bị ràng buộc pháp lý nếu trong quá trình kê khai thành lập doanh nghiệp không phát sinh hậu quả.
Tại khoản 4 điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm; cụ thể: Cấm kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ thông tin về:
“Vụ siêu doanh nghiệp 500.000 tỷ đồng nếu bị sai phạm thì sẽ xử phạt như thế nào?”
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102