Chào luật sư, mấy ngày vừa qua tôi có theo dõi trên báo đài về vụ việc 11 học sinh ăn chung 2 gói mì tôm tại một trường tiểu học ở Lào Cai. Bữa ăn của các cháu bị cắt xén lương thực nghiêm trọng. Tôi rất buồn và hơn hết là bức xúc trước hành vi của người hiệu trưởng và những người có liên quan. Vì vậy, tôi muốn nhờ luật sư giải đáp thắc mắc của toi là: Về mặt pháp lý, hiệu trưởng của trường này bị xử lý như thế nào? Cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Về vấn đề trách nhiệm pháp lý của người hiệu trưởng tring vụ việc 11 học sinh ăn chung 2 gói mì tôm đang xôn xao dự luận hiện nay, chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nội dung vụ việc 11 học sinh ăn chung 2 gói mì tôm
Sự việc này xảy ra tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Hoàng Thu Phố 1, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai khiến nhiều người vô cùng bức xúc. Theo phóng sự của VTV24 tối 16/12, bữa ăn bán trú tại trường Hoàng Thu Phố 1 có dấu hiệu bất thường, bị cắt xén. Mỗi mâm 11 học sinh chỉ được ăn sáng 2 gói mì tôm nấu loãng, pha với cơm, trong khi bảng thực đơn ghi mỗi học sinh được 1 gói mì tôm và 1 quả trứng.
Đáng chú ý với bữa trưa và tối, học sinh được ăn một ít giò thái nhỏ và canh rau, dù trên bảng ghi ngày 14/11, ngoài rau, thực phẩm cho 2 bữa còn có 14 kg thịt lợn và 11 kg xương. Thậm chí, rau ở bếp bị thối, học sinh được huy động xuống nhặt.
Hiện nay, ông Trần Ngọc Hà, Hiệu trưởng trường này, bị UBND huyện Bắc Hà đình chỉ công tác 15 ngày để phục vụ điều tra, làm rõ thông tin bữa ăn bán trú của 174 học sinh trường Hoàng Thu Phố 1 không đảm bảo.
Dấu hiệu pháp lý của Tội tham ô tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự
Tham ô tài sản là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản công (mà mình có trách nhiệm quản lý) để làm của riêng. Tội tham ô tài sản là tội phạm thuộc nhóm tội phạm về tham nhũng và được quy định cụ thể tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Theo đó, để một hành vi bị coi là hành vi phạm tội tham ô tài sản thì cần có đủ 04 dấu hiệu pháp lý như sau:
* Khách thể của tội phạm:
Tội tham ô tài sản xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và quyền sở hữu tài sản của của cơ quan Nhà nước cũng như các tổ chức khác.
* Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội tham ô tài sản được thể hiện qua hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
Tức là, người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để “biến” tài sản của cơ quan, tổ chức mà mình có trách nhiệm quản lý thành của riêng mình bằng nhiều hình thức, thủ đoạn khác nhau, có thể là công khai hoặc bí mật.
Hậu quả là yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm này. Hành vi khách quan nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tham ô tài sản khi gây hậu quả thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Giá trị tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên;
– Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội về tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
* Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp.
* Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội tham ô tài sản là chủ thể đặc biệt. Chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản của cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức khác như: doanh nghiệp, trường học, … mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
Vụ 11 học sinh ăn chung 2 gói mì tôm, hiệu trưởng bị xử lý thế nào?
Hiện nay, vụ việc đang trong quá trình điều tra nên chúng tôi chưa thể đánh giá được toàn bộ sự việc cũng như chưa thể kết luận một cách chính xác về các biện pháp xử lý đối với người hiệu trưởng trong vụ việc “11 học sinh ăn chung 2 gói mì tôm”. Tuy nhiên, theo các nguồn tin và từ những phân tích nêu trên, hành vi cắt xén bữa ăn của học sinh của người hiệu trưởng có dấu hiệu của hành vi tham ô tài sản, chiếm đoạt tài sản công. Tùy từng mức độ nghiêm trọng của hành vi thì người hiệu trưởng bị xử lý như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm hành chính:
Điều 12 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công như sau:
“1. Phạt tiền đối với hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nắm giữ, sử dụng tài sản công mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt. Việc xác định số tiền thuê tài sản để làm căn cứ xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định này.”
Thứ hai, về trách nhiệm hình sự
Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về hình phạt đối với người phạm tội tham ô tài sản như sau:
– Khung 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp sau:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Khung 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
– Khung 3: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp sau:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
– Khung 4: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, đối với hành vi phạm tội thuộc trường hợp sau:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
– Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mời bạn xem thêm:
- Sổ đỏ không có số tờ số thửa có thật hay không?
- Chuyển nhượng đất cho con chưa thành niên được không?
- Quy định về chi trang phục cho nhân viên như thế nào?
Vấn đề Vụ 11 học sinh ăn chung 2 gói mì tôm, hiệu trưởng bị xử lý thế nào? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan vui lòng liên hệ với Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành, tạm giam là biện pháp ngăn chặn đối với bị can, bị cáo. Vì vậy, chỉ trong trường hợp cơ quan chức năng xác định có dấu hiệu phạm tội đối với hành vi của người hiệu trưởng và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì người hiệu trưởng mới có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam.
Theo quy định tại Điều 17 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), chủ mưu đóng vai trò là người tổ chức trong vụ án có đồng phạm. Trong khi đó, đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Do đó, để xác định người hiệu trưởng có phải chủ mưu trong vụ việc này thì cần phải có kết luận điều tra, xác minh sự việc của cơ quan có thẩm quyền.
Trong trường hợp này, người hiệu trưởng vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) như sau:
“1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng […]”