Chào Luật sư, theo như tôi được biết tại các làng quê không có hệ thống ngân hàng, thì quỹ tín dụng nhân dân có một vai trò như một ngân hàng để người dân vay vốn hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Vậy Luật sư có thể cho tôi hỏi để được thành lập 01 quỹ tính dụng nhân dân thì vốn điều lệ thành lập quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam sẽ là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại Việt Nam có một tổ chức có một vai trò gần giống như ngân hàng tuy nhiên khách hàng của họ là những người dân có hoàn cảnh khó khăn cần vay vốn đến phát triển kinh tế, đó chính là tổ chức quỹ tín dụng nhân dân. Để có thể cho những người có hoàn cảnh khó khăn vay vốn đòi hỏi quỹ tín dụng phải có một khoản vốn điều lệ nhất định. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì vốn điều lệ thành lập quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc vốn điều lệ thành lập quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức gì?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Tổ chức tín dụng 2010 quy định về quỹ tín dụng nhân dân như sau:
– Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Điều kiện thành lập quỹ tín dụng nhân dân
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về điều kiện để được cấp Giấy phép như sau:
– Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép.
– Có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng quy định tại Điều 31 Thông tư này, có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
– Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại các Điều 20, Điều 23 và Điều 24 Thông tư này.
– Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
– Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động.
Vốn điều lệ thành lập quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP quy định về mức vốn pháp định như sau:
– Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
– Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
– Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
– Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
– Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
– Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
– Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
– Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.
Hồ sơ thành lập quỹ tín dụng nhân dân mới năm 2023
Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép như sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép do Trưởng Ban trù bị ký theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư này.
– Dự thảo Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua.
– Đề án thành lập quỹ tín dụng nhân dân được Hội nghị thành lập thông qua, trong đó nêu rõ:
- Sự cần thiết thành lập quỹ tín dụng nhân dân;
- Tên quỹ tín dụng nhân dân, địa bàn hoạt động, địa điểm dự kiến đặt trụ sở chính, thời hạn hoạt động, vốn điều lệ khi thành lập, nội dung hoạt động phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này;
- Cơ cấu tổ chức;
- Quy định về quản lý rủi ro, trong đó nêu rõ các loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, phương thức và biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các loại rủi ro này;
- Quy trình, chính sách cho vay đối với thành viên, người có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân, hộ nghèo trên địa bàn không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân;
- Công nghệ thông tin: Dự kiến hệ thống công nghệ thông tin để quản lý hoạt động, khả năng áp dụng hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng và việc đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin;
- Dự kiến hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 (ba) năm đầu phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động, trong đó phân tích, thuyết minh tính hiệu quả và khả năng thực hiện phương án trong từng năm.
– Danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân.
– Tài liệu chứng minh năng lực của những người dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân gồm:
- Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Phụ lục số 04 Thông tư này;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Lý lịch tư pháp do Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp;
- Các tài liệu khác chứng minh việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và quy định tại Điều 20, Điều 23, Điều 24 Thông tư này.
– Danh sách các thành viên tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân. Danh sách phải được tất cả thành viên tham gia góp vốn ký xác nhận, có tối thiểu các nội dung sau:
- Họ và tên (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện hộ gia đình); Tên, địa chỉ đặt trụ sở chính (đối với thành viên là pháp nhân);
- Số thẻ Căn cước công dân hoặc số Chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu đối với thành viên là cá nhân; số thẻ Căn cước công dân hoặc số Chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu của người đại diện hộ gia đình đối với thành viên là hộ gia đình; mã số doanh nghiệp hoặc số Quyết định thành lập hoặc số giấy tờ khác có giá trị tương đương và số thẻ Căn cước công dân hoặc số Chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp đối với thành viên là pháp nhân;
- Số tiền tham gia góp vốn, tỷ lệ góp vốn của từng thành viên.
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân (đối với thành viên là cá nhân, người đại diện của pháp nhân, hộ gia đình) còn hiệu lực. Đối với thành viên là cán bộ, công chức, viên chức phải có thêm giấy xác nhận nơi công tác, bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng tuyển dụng của cơ quan, đơn vị tuyển dụng.
– Văn bản ủy quyền của pháp nhân cho người đại diện của pháp nhân tham gia góp vốn.
– Văn bản ủy quyền của hộ gia đình cho người đại diện hộ gia đình tham gia góp vốn.
– Báo cáo tài chính năm liền kề năm đề nghị cấp Giấy phép và Báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất nhưng không quá 90 ngày trở về trước tính từ thời điểm ký đơn đề nghị cấp Giấy phép (đối với thành viên là pháp nhân).
– Báo cáo khả năng tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân đối với pháp nhân theo quy định tại Phụ lục số 06 Thông tư này.
– Đơn đề nghị tham gia thành viên theo mẫu tại Phụ lục số 02A, Phụ lục số 02B, Phụ lục số 03 Thông tư này.
– Biên bản Hội nghị thành lập.
– Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân đã được Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân thông qua và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
– Biên bản họp Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
– Nghị quyết của Đại hội thành lập về việc thông qua Điều lệ, bầu Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát (hoặc kiểm soát viên chuyên trách) theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận; Nghị quyết của Đại hội thành lập thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền phải được các thành viên tham dự Đại hội thành lập biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.
– Quyết định của Hội đồng quản trị quỹ tín dụng nhân dân về việc bổ nhiệm Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân theo danh sách nhân sự dự kiến đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận.
– Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm đặt trụ sở chính.
Thủ tục thành lập quỹ tín dụng nhân dân mới năm 2023
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về thủ tục đề nghị cấp Giấy phép như sau:
– Chấp thuận nguyên tắc việc thành lập:
- Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16 Điều 11 Thông tư này và gửi bằng đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:
- Có văn bản gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính về việc thành lập quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn; danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân;
- Có văn bản gửi ngân hàng hợp tác xã Việt Nam về danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân (nếu thấy cần thiết);
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quỹ tín dụng nhân dân dự kiến đặt trụ sở chính, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam có văn bản tham gia ý kiến về các nội dung được đề nghị. Quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được ý kiến bằng văn bản của các đơn vị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác định đơn vị được lấy ý kiến không có ý kiến phản đối;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam hoặc kể từ ngày hết thời hạn gửi lấy ý kiến mà không nhận được ý kiến tham gia, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị chấp thuận nguyên tắc thành lập quỹ tín dụng nhân dân và chấp thuận danh sách nhân sự dự kiến bầu, bổ nhiệm làm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do.”
– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh:
- Ban trù bị tổ chức Đại hội thành lập theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này;
- Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại các khoản 17, 18, 19, 20, 21 và 22 Điều 11 Thông tư này và gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
- Quá thời hạn nêu trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản nêu trên thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.
– Cấp Giấy phép:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các hồ sơ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp Giấy phép; trường hợp không cấp Giấy phép, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do.”
– Sau khi được cấp Giấy phép, quỹ tín dụng nhân dân tiến hành các thủ tục cần thiết để khai trương hoạt động theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất năm 2023
- Giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới 2023
- Đất đấu thầu của xã được quy định thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Vốn điều lệ thành lập quỹ tín dụng nhân dân chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật tài chính Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ Luật sư X
LuatsuX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Vốn điều lệ thành lập quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam″. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Trích lục ghi chú ly hôn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải do Trưởng Ban trù bị ký, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác. Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên của quỹ tín dụng nhân dân”.
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân được lập 01 (một) bộ bằng tiếng Việt.
– Bản sao giấy tờ, văn bằng phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
– Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu trong bộ hồ sơ.
– Tên quỹ tín dụng nhân dân phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố theo thứ tự sau đây:
+ Quỹ tín dụng nhân dân;
+ Tên riêng phải được đặt phù hợp với quy định của pháp luật và phải được Hội nghị thành lập (đối với quỹ tín dụng nhân dân thành lập mới) hoặc Đại hội thành viên (đối với quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động) quyết định.
– Tên quỹ tín dụng nhân dân phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ, tài liệu của quỹ tín dụng nhân dân phát hành.
– Tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định tại Điều 2 Nghị định này kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
– Quỹ tín dụng nhân dân được cấp giấy phép thành lập và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có biện pháp bảo đảm vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định quy định tại Điều 2 Nghị định này, chậm nhất vào ngày 30 tháng 6 năm 2021.