Quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng là quyền cơ bản của công dân. Cá nhân, tổ chức nào có hành vi gây thương tích dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định khung hình phạt của mỗi hành vi phạm tội là khác nhau. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định, hành vi Vô ý gây thương tích dẫn đến chết người bị đi tù bao nhiêu năm? Vô ý gây thương tích dẫn đến chết người có được hưởng án treo không? Khi nào cấu thành tội vô ý gây thương tích dẫn đến chết người? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hiểu thế nào là vô ý gây thương tích dẫn đến chết người?
Hành vi vô ý làm chết người là một hành vi của một người làm cho người khác chết (chấm dứt sự sống) với lỗi vô ý. Căn cứ theo Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định hành vi vô ý phạm tội là phạm tội một trong các trường hợp sau:
- Người phạm tội vô ý tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng có rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
- Người phạm tội vô ý không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù người đó phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả đó có thể xảy ra.
- Trong đó, tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước hậu quả hoặc có khả năng thấy trước hậu quả gây nguy hại cho xã hội phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của vụ án, độ tuổi, trình độ văn hóa, trình độ nhận thức,…
Lưu ý: Để xử phạt một cách công bằng và tránh những nhầm lẫn, cần phân biệt rõ hành vi vô ý làm chết người với hành vi giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng. Khác với hành vi vô ý làm chết người, thì hành vi giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng được thực hiện do lỗi cố ý của người phạm tội.
Khi nào cấu thành tội vô ý gây thương tích dẫn đến chết người?
Căn cứ quy định trên đây thì có thể xác định cấu thành tội phạm của Tội vô ý làm chết người cụ thể như sau:
1. Về mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi: Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp, các quy tắc an toàn trong quá trình làm việc.
Trong đó:
- Quy tắc nghề nghiệp ở đây có thể được hiểu là các quy định, các quy tắc nhất định đối với công việc cụ thể mà trong quá trình hành nghề người đó phải tuân theo để bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho mình và cho người khác.
- Quy tắc an toàn ở đây có thể được hiểu là các quy tắc bắt buộc người thực hiện công việc nhất định phải tuân theo nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho mình và cho người khác.
- Về mặt hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm: Gây chết người.
2. Về mặt chủ quan của tội phạm:
Người thực hiện hành vi do lỗi vô ý, bao gồm lỗi vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do quá cẩu thả.
Có thể hiểu như sau:
- Vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng tin rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.
- Vô ý vì quá cẩu thả: Người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.
3. Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của công dân được pháp luật bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
4. Về mặt chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Hình phạt đối với người phạm tội vô ý làm chết người:
Người nào vô ý làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người.
Tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội vô ý làm chết người có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 10 năm.
Vô ý gây thương tích dẫn đến chết người bị đi tù bao nhiêu năm?
Về tội Vô ý làm chết người Điều 128 Bộ luật Hình sự quy định:
Đối với tội vô ý làm chết người
“Điều 128. Tội vô ý làm chết người
- Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”
Đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Về tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính như sau Điều 129 Bộ luật Hình sự quy định:
“Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
- Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
- Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy nếu bị truy cứu và bị tuyên án với tội danh Vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nếu là tội danh Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đồng thời có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Vô ý gây thương tích dẫn đến chết người có được hưởng án treo không?
Khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định:
Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.
Như vậy, khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo.
Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội vô ý làm chết người như sau:
Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Như vậy, người phạm tội này có thể bị phạt tù từ 01 đến 10 năm. Trường hợp họ bị phạt tù không quá 03 năm thì có thể được Tòa án xem xét cho hưởng án treo.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Vô ý gây thương tích dẫn đến chết người“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ soạn thảo đơn xin tạm ngừng kinh doanh của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
Tội vô ý làm chết người
Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Như vậy, đối với Tội vô ý làm chết người pháp luật quy định mức hình phạt áp dụng cao nhất là 10 năm tù.
Theo quy định, người dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phạm tội cố ý gây thương tích rất nghiêm trong hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Kết hợp với những phân tích ở trên người đánh người khác và gây ra cái chết cho người đó sẽ có khung hình phạt tù từ 07 năm đến 14 năm (đây là khung hình phạt cho tội rất nghiêm trọng).
Theo đó, người dưới 16 tuổi đánh người khác đến mức chết thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định, người dưới 16 tuổi đánh người khác đến mức chết dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả thì vẫn không được miễn trách nhiệm hình sự.