Chào Luật sư. Tôi và vợ tôi có đăng kí kết hôn và sống chung với nhau đến nay đã được 10 năm, vợ chồng tôi đều kinh doanh và làm ăn riêng không ai can thiệp vào chuyện công việc của ai. Và trong khoảng thời gian trước vì công việc làm ăn gặp trục trặc tôi có tự liên hệ với bạn bè người thân để vay tiền với số tiền hơn 1 tỷ đồng nhưng chồng tôi không biết? Vậy Luật sư có thể cho tôi biết trong trường hợp của tôi thì chồng tôi có phải liên đới trả nợ với tôi không? Và nguyên tắc giải quyết nợ nần trong thời kì hôn nhân là như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, cảm ơn Luật sư.
Chào bạn. Luật sư X cảm ơn bạn đã liên hệ và gửi câu hỏi tư vấn đến chúng tôi. Về vấn đề nghĩa vụ tài sản trong hôn nhân, cũng như chuyện giải quyết nợ nần trong hôn nhân là vấn đề khá phổ biết hiện nay. Để làm rõ hơn về vấn đề này cũng như giúp bạn đọc có những thông tin hữu ích hơn Luật sư X mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết “vợ vay tiền không cho chồng biết có liên đới trả nợ không?” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Hôn nhân gia đình năm 2014
Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân như thế nào?
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 tài sản chung của vợ chồng gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp tài sản được phát sinh từ tài sản đã chia trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng;
Và căn cứ theo điều 43 Luật Hôn nhân gia đình 2014 tài sản riêng của vợ chồng gồm:
- Tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, cũng là tài sản riêng của vợ hoặc chồng;
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng, cũng là tài sản riêng của vợ hoặc chồng;
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của mỗi người: ví dụ như quần áo, giày dép.
Quy định nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng được quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014:
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Căn cứ Điều 45 Luật Hôn nhân gia đình 2014, vợ chồng có nghĩa vụ riêng sau đây:
- Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng;
- Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng.
Vợ vay tiền không cho chồng biết chồng có liên đới trả nợ không?
Về nguyên tắc giải quyết nợ nần trong hôn nhân có những nguyên tắc sau:
- Nếu khoản nợ được xác định là nợ chung thì dù xuất phát từ ý chí của vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng thì cả hai vợ chồng cùng phải trả;
- Nếu khoản nợ là nợ riêng thì dù là nợ trước, trong hay sau thời kỳ hôn nhân thì người xác lập nên khoản nợ đó phải tự trả, không phát sinh trách nhiệm liên đới.
Trách nhiệm liên đới trả nợ khi ly hôn đặt ra đối với những khoản như sau:
- Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Khoản vay do một trong hai bên xác lập nhưng có sự ủy quyền của đối phương;
- Các khoản thuộc về nghĩa vụ đối với tài sản chung của vợ chồng.
Có nghĩa là nếu chồng vay nợ mà vợ không biết thì sẽ xảy ra hai trường hợp:
- 1. Cả hai phải cùng nhau chi trả khoản nợ đó: nếu có căn cứ xác định khoản nợ thuộc vào các trường hợp đã nếu ở trên;
- 2. Chỉ người vay mới phải có nghĩa vụ trả: nếu khoản vay đó là vay đáp ứng nhu cầu cá nhân.
Như vậy, để xác định trách nhiệm liên đới trả nợ trong trường hợp chồng không biết vợ vay tiền cần dựa vào mục đích vợ vay tiền để làm gì, từ đó mới xác định được nghĩa vụ trả nợ.
Những khoản được xác định là nợ riêng
Trách nhiệm liên đới trả nợ của vợ chồng khi ly hôn chỉ đặt ra đối với những khoản nợ chung. Con những khoản được xác định là nợ riêng thì của ai người đó có trách nhiệm trả.
Cụ thể, những trường hợp sau thì được xác định là nợ riêng:
- Mục đích vay tiền không đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
- Việc vay mượn tiền không dựa trên căn cứ xác lập đại điện giữa vợ và chồng
- Thỏa thuận riêng của vợ chồng.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Vợ vay tiền không cho chồng biết chồng có liên đới trả nợ không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Vợ vay tiền không cho chồng biết chồng có liên đới trả nợ không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về giá dịch vụ làm sổ đỏ vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn đọc thêm
- Vợ vay nợ chồng không biết, chồng có phải trả nợ cùng khi ly hôn?
- Chồng ôm nợ về nhà vợ có phải trả nợ cho chồng hay không?
- Công ty vay tiền cá nhân có lãi suất được quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào điều 47 Luật Hôn nhân gia đình thì trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Khi ly hôn vấn đề chung như con cái, tải sản chung và cả nợ chung cũng được đưa ra giải quyết.
Nếu bạn là ly hôn thuận thì thì giải quyết nợ chung sẽ do 2 vợ chồng thỏa thuận.
Nếu bạn khỏi kiện và có yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa sẽ xem xét xem đó có phải nợ chung không. Khi đã xác định được là nợ chung thì mỗi bên sẽ chịu một phần nghĩa vụ tương đương nhau để chi trả nợ.
Nợ chung là những khoản nợ được xác định là các khoản như:
– Đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
– Khoản vay do một trong hai bên xác lập nhưng có sự ủy quyền của đối phương.
– Các khoản thuộc về nghĩa vụ đối với tài sản chung của vợ chồng.