Trong những ngày nắng nóng gay gắt hay tiết trời hanh hao; gió lạnh, chỉ cần sơ ý một chút là có thể gây hỏa hoạn. Có một số người vô ý đốt lá sởi ấm đã làm cháy cánh rừng. Có người lại đốt vàng mã mà cháy chung cư, gây thương vong, tử vong cho người khác. Có người lại vô ý mở bình ga gây nên thiệt hại lớn về người và tài sản; gây đau thương cho gia đình và xã hội. Vậy, Vô tình làm cháy nhà người khác có bị đi tù theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Những nguyên nhân có thể làm cháy nhà
Dưới đây là những nguyên nhân diễn ra xung quanh chúng ta, có thể làm cháy nhà chủ yếu:
- Cháy do nhiệt độ cao đủ sức đốt cháy một số chất như que diêm; dăm bào, gỗ (750800), khi hàn hơi, hàn điện
- Nguyên nhân tự bốc cháy: gỗ thông 2500C, giấy 1840C, vải sợi hoá học 1800C,
- Cháy do tác dụng của hoá chất; do phản ứng hóa học: một vài chất nào đó khi tác dụng với nhau; sẽ gây ra hiện tượng cháy.
- Cháy do điện: khi chất cách điện bị hư hỏng; do quá tải hay ngắn mạch chập điện; dòng điện tăng cao gây nóng dây dẫn; do hồ quang điện sinh ra khi đóng cầu dao điện, khi cháy cầu chì, chạm mach
- Cháy do ma sát tĩnh điện của các vật thể chất cháy với nhau, như ma sát mài
- Cháy do tia bức xạ: tia nắng mặt trời khi tiếp xúc với những hỗn hợp cháy, nắng rọi qua những tấm thủy tinh lồi có thể hội tụ sức nóng tạo thành nguồn.
- Cháy do sét đánh, tia lửa sét.
- Cháy do áp suất thay đổi đột ngột: trường hợp này dễ gây nổ hơn gây cháy. Khi đổ nước nguội vào nước kim loại nóng chảy gây nổ; bởi vì khi nước nguội gặp nhiệt độ cao sẽ bốc hơi, tức khắc kéo theo tăng áp suất gây nổ. VD: Chất pH3 bình thường không gây nổ khi có oxy, nhưng khi hạ áp suất xuống lại gây ra nổ.
Xử lý hành chính hành vi vô tình làm cháy nhà
Theo Điều 48, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, trường hợp vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 300 – 500 nghìn đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại dưới 2 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 500 nghìn – 3 triệu đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 2 – dưới 10 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 5 – 8 triệu đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 10 – dưới 25 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại từ 25 – 50 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 15 – 25 triệu đồng đối với hành vi do thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nổ.
- Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại trên 50 triệu đồng.
Như vậy, đối với các hành vi để xảy ra cháy, nổ nhưng gây thiệt hại dưới 100 triệu; thì người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.
Vô tình làm cháy nhà người khác có bị đi tù theo quy định pháp luật?
Đối với các hành vi đáp ứng đầy đủ cấu thành tội phạm; người vô tình làm cháy nhà người khác có thể bị truy cứu hình sự; với tội danh: ” Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”; theo Điều 313 BLHS 2015.
Theo đó; Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm
- Làm chết người
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Ngoài ra, người phạm tội có thể đối mặt với mức án phạt lớn hơn; khi phạm tội trong trường hợp như: làm chết 2 người, 3 người; gây thiệt hại tài sản trên 500 triệu,… Tùy vào mức độ, sẽ có mức xử phạt tương xứng với hành vi phạm tội đó. Khi đó, người phạm tội cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Vô tình làm cháy nhà người khác có bị đi tù theo quy định pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Giả mạo cảnh sát phòng cháy chữa cháy để lừa đảo có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Đối với hành vi giả mạo chức vụ, hay giả mạo cấp bậc mà thực hiện các hành vi trái pháp luật thì mới cấu thành tội giả mạo chức vụ, giả mạo cấp bậc. Có nghĩa là nếu hành vi giả mạo chức vụ, hay giả mạo cấp bậc chỉ nhằm mực đích để khoe khoang, ra oai, nhằm mục đích nào khác nhưng không phải để thực hiện các hành vi trái pháp luật thì hành vi này không cấu thành tội phạm.
Tuy nhiên, nếu hành vi nếu trên nhằm mục đích thực hiện hành vi phạm tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản,…thì sẽ cấu thành thêm các tội phạm tương ứng đó
Người thực hiện hành vi giả mạo cảnh sát phòng cháy để chiến đoạt số tiền dưới 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) thì; theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP; người vi phạm có thể bị phạt từ 1 đến 2 triệu hoặc từ 2 đến 5 triệu đồng.
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017; Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Như vậy mức xử phạt sẽ từ cải tạo không giam giữ đến tù chung thân tùy thuộc vào mức độ vi phạm của người phạm tội