Gần đây, có rất nhiều vụ cháy xảy ra ở các khu dân sư đông người gây ra hậu quả nặng nề. Có nhiều nguyên nhân gây ra cháy nổ trong các khu dân cư, một trong số đó sự sự bất cẩn, vô ý dẫn đến cháy nổ. Vậy, Vô tình gây ra cháy nổ tại khu dân cư có bị xử phạt không? Mức xử phạt hành vi vô tình gây ra cháy nổ tại khu dân cư ra sao? Có khó khăn vướng mắc gì trong quá trình thực hiện xử phạt? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Việc vô tình để xảy ra cháy nổ tại khu dân cư có bị xử phạt không?
Việc vô tình để xảy ra cháy nổ tại khu dân có thể do lỗi của một cá nhân hay một tổ chức hay hộ gia đình gây ra. Việc vô tình để xảy ra cháy nổ tại khu dân cư sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp chỉ gây thiệt hại không lớn về tài sản, gây thương tích nhẹ, người gây ra cháy nổ sẽ bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính về phòng cáy chữa cháy.
Trong trường hợp gây hậu quả nặng hơn, thiệt hại về tài sản lớn, gây thương tích nặng hoặc chết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp người vô tình gây cháy nổ đã thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng chống thiệt hại có thể xảy ra mà thiệt hại vẫn xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được (sự kiện bất khả kháng) thì người đó sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào.
Mức xử phạt việc vô tình để xảy ra cháy nổ tại khu dân cư ra sao?
Xử phạt hành chính
Căn cứ Vào Điều 50 và 51 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm phòng, chống cháy, nổ tại hộ và đình và vi phạm về để xảy ra cháy nổ như sau:
“Điều 50. Vi phạm quy định về phòng, chống cháy, nổ tại hộ gia đình
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này.“
“Điều 51. Vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
b) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
c) Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 4 Điều này.“
Như vậy, nếu để xảy ra cháy nổ tại khu dân cư tùy vào hậu quả xảy ra mà người đó có thể chịu phạt tiền từ 100.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bên cạnh đó phải khắc phục hậu quả bằng cách chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị thương.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Đối với các hành vi đáp ứng đầy đủ cấu thành tội phạm; người vô tình làm cháy nhà người khác có thể bị truy cứu hình sự; với tội danh: ” Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”; theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 08 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, tùy vào mức độ thiệt hại, sẽ bị xử phạt các mức phạt tương ứng. Ngoài trách nhiệm hình sự, còn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra đối với khu dân sư đó. Tuy nhiên, trong trường hợp chứng minh được người vô tình gây cháy nổ đã thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng chống thiệt hại có thể xảy ra mà thiệt hại vẫn xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được (sự kiện bất khả kháng) thì người đó sẽ không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào.
Có khó khăn vướng mắc gì trong quá trình thực hiện xử phạt?
Việc xử phạt hành chính đối với các hộ gia đình với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn phòng cháy chữa cháy để xảy ra cháy, nổ là rất khó xử lý.
Việc xử lý vi phạm hành chính đối với các vụ cháy, nổ tại hộ gia đình là vướng mắc tồn tại từ lâu. Vì hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; PCCC; phòng, chống bạo lực gia đình chỉ áp dụng mức phạt tiền, mà nhiều vụ cháy hộ dân gây thiệt hại về tài sản, chủ hộ không còn khả năng để nộp phạt.
Bên cạnh đó, quá trình thống kê thiệt hại cháy tại các hộ gia đình chủ yếu là do chủ nhà tự kê khai chứ không có cơ quan nào thẩm định. Trừ những trường hợp chủ nhà có mua bảo hiểm cháy, nổ thì đơn vị bán bảo hiểm sẽ có thống kê, giám định thiệt hại. Vì vậy, căn cứ thiệt hại để xử phạt là rất khó khăn.
Ý kiến của Luật sư X về việc đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về công tác PCCC
Hiện nay, người dân còn đang chủ quan về vấn đề PCCC tại gia đình cũng như chung cư, khu dân sư mình sinh sống. Thực trạng hiện nay, nhiều người mua chung cư chỉ quan tâm đến gái tiền và diện tích, bỏ quên đi vấn đề phòng cháy chữa cháy. Về phía chủ đầu cũng chỉ quan tâm về quảng cáo diện tích, tiện ích và giá cả. Những buổi thuyết trình về căn hộ hầu như không nói về an toàn PCCC hay phương án thoát hiểm khi có sự cố. Vấn đề này trong hợp đồng cũng không nói tới. Nhiều người chủ quan rằng trách nhiệm mua bảo hiểm cháy nổ thuộc về chủ đầu tư, tiền bảo hiểm này đã được tính trong giá bán nhà rồi. Do đó, có thể căn hộ chưa có bảo hiểm những lại không mua. Không chỉ thiếu sự quan tâm ngay từ lúc quyết định mua nhà ở chung cư, căn hộ cao cấp mà ngay cả khi đã dọn vào ở, nhiều người vẫn thờ ơ với công tác PCCC.
Về vấn đề tập huấn PCCC. Có rất ít người tham gia đầy đủ, một vài người thỉnh thoảng tham gia với điều kiện “nếu có thời gian” và phần đông không bao giờ tham gia. Theo một số cư dân, lý do chính khiến họ không tham gia là vì các buổi tập huấn PCCC thường được tổ chức vào buổi sáng trong tuần là lúc họ khó sắp xếp thời gian. Một số khác cho biết rất muốn và sẽ tham gia tập huấn nhưng “rất tiếc, ban quản lý ở đây không tổ chức”.
Những nguyên nhân dẫn đến cháy gây hậu quả như: Chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ trách nhiệm PCCC; không tổ chức thực hiện nghiêm các điều kiện an toàn PCCC; hệ thống báo cháy chữa cháy không hoạt động dẫn đến việc phát hiện cháy của lực lượng tại chỗ không kịp thời, thông tin báo cháy chậm; lực lượng PCCC tại chỗ hoạt động kém hiệu quả; công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về PCCC còn hạn chế…
Do đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về công tác PCCC là rất cần thiết. Một số phương pháp đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về công tác PCCC như sau:
- Tăng cường đấy mạnh khuyến khích người dân tham gia tập huấn PCCC.
- Lựa chọn thời gian phù với đa số người dân, để số lượng người dân tham gia tập huấn PCCC được lớn nhất.
- Tổ chức tuyên truyền lưu động tại các khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.
- Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm để bảo đảm truyền đạt được đầy đủ các thông tin, kiến thức, kỹ năng cần thiết đến người dân.
- Tăng cường hướng dẫn người dân PCCC trên các trang báo, trang truyền thông của địa phương
- Biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào toàn dân tham gia PCCC và Cứu nạn cứ hộ.
- Tăng cường tổ chức tuyền truyền PCCH trong các nhà trường để trẻ em dần có nhận thức về việc PCCC.
Có ý kiến cho rằng cần tăng cường, thậm chí nên bắt buộc người dân trong các chung cư đi học, tập huấn về kỹ năng PCCC? Việc tăng cường đẩy mạnh tuyền truyền người dân về công tác PCCC là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc bắt buộc người dân trong các chung cư đi học, tập huấn về kỹ năng PCCC sẽ gây ra tranh cãi trong khu dân cư cũng như xã hội. Vì vậy, cần đẩy mạnh nhận thức của người dân dần đần trước khi bắt buộc người dân phải thực hiện.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Số tiền bảo hiểm cháy nổ tối thiểu năm 2022
- Cách tính phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
- Mua bảo hiểm cháy nổ Online cho nhà ở thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vô tình gây ra cháy nổ tại khu dân cư có bị xử phạt không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 6 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định về khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao
Khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao là khu dân cư quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP khi có một trong những tiêu chí như sau:
– Có làng nghề sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ.
– Có tối thiểu 20% hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hóa chất dễ cháy, nổ trên tổng số nhà ở hộ gia đình.
– Có cơ sở chế biến, sản xuất, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ; cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
– Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
– Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
– Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy nêu trên phải được Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.