Một trong hai bên có người thứ ba, là một trong những nguyên nhân; khiến cuộc sống hôn giữa vợ chồng đổ vỡ. Thực tế, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rất nhiều vụ việc ly hôn. Giải pháp được khá nhiều người tìm đến, đó chính là lựa chọn việc ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp người vợ ngoại tình dẫn đến mang thai thì liệu; người chồng có làm thủ tục ly hôn được không ? Để trả lời câu hỏi này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Vợ ngoại tình mang thai chồng có được ly hôn không ?
Kết hôn, ly hôn là quyền nhân thân gắn liền với mỗi con người; để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân thì; cả hai đều có thể tiến hành việc yêu cầu ly hôn; khi cuộc sống hôn nhân không như mong đợi.
Tuy nhiên, có một số trường hợp nhất định thì việc ly hôn giữa người vợ; và chồng bị pháp luật hạn chế, nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người phụ nữ. Cụ thể theo quy định tại khoản 3 điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014; quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai; sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Ngay cả trong trường hợp người vợ ngoại tình dẫn đến việc mang thai; thì người chồng trong trường hợp này cũng không được quyền; yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thì người vợ vẫn có quyền yêu cầu tòa án; tiến hành việc giải quyết ly hôn được.
Con do vợ ngoại tình mang thai có phải là con chung của vợ chồng ?
Theo quy định tại khoản 1 điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014; quy định về việc xác định cha, mẹ, con như sau:
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai; trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân; được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
Khi người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân; hoặc sau thời kỳ hôn nhân trong vòng 300 ngày; kể từ ngày ly hôn thì vẫn được xác định là con chung của vợ chồng. Ngay cả trong trường hợp người vợ ngoại tình, dẫn đến mang thai; nếu không chứng minh được việc ngoại tình, cũng như quan hệ huyết thống thì con được sinh ra vẫn là con chung.
Trong đó, thì cả hai đều có phải trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Đối với người không trực tiếp nuôi dưỡng thì phải có trách nhiệm cấp dưỡng để nuôi con
Trường hợp nào thì được ly hôn khi người vợ mang thai ?
Pháp luật có hạn chế quyền ly hôn của người chồng nhưng chỉ trong một khoảng thời gian; nhất định và không hạn chế quyền ly hôn của người vợ ngay cả trong trường hợp ngoại tình dẫn đến mang thai. Người chồng, vẫn có thể tiến hành ly hôn trong các trường hợp sau:
Ly hôn khi con đủ 12 tháng tuổi
Khi người vợ sinh con và người chồng có thể đợi đến khi người con đủ 12 tháng tuổi; thì có quyền khởi kiện ly hôn vì pháp luật chỉ hạn chế quyền; trong khoảng thời gian 12 tháng tính từ khi con được sinh ra.
Trong thời gian chờ con đủ 12 tháng tuổi; nếu việc ngoại tình dẫn đến mang thai của vợ khiến cả hai người cảm thấy căng thẳng, khó chịu; không thể chung sống với nhau thì cả hai có thể ly thân để tránh xảy ra các mâu thuẫn không cần thiết và để người vợ có thể đảm bảo được sức khỏe cũng như nuôi dưỡng thai.
Vợ có quyền ly hôn
Pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng; chứ không hề hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Trường hợp này, người vợ mặc dù đang mang thai; nhưng họ vẫn có quyền yêu cầu Tòa án cho ly hôn và Tòa có thể đồng ý giải quyết yêu cầu này.
Người chồng có thể đề nghị, thương lượng với người vợ để cô ấy chủ động tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn tại Tòa án.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ” Vợ ngoại tình mang thai chồng có được ly hôn không ? giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Pháp luật có quy định:
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân và được xác dịnh suy đoán là con chung của hai vợ chồng.
Pháp luật quy định : “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”. Tuy hôn nhân của hai bên nam nữ được xác lập sau ngày con sinh ra nhưng được vợ chồng thừa nhận thì để bảo vệ lợi ích của trẻ nhỏ, pháp luật quy định đứa trẻ là con chung của vợ chồng.
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư số 04/2020/TT-BTP.
4. Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.
Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư số 04/2020/TT-BTP.