Xin chào Luật sư X, chồng tôi kinh doanh thua lỗ gây phá sản và nợ chồng chất, sau đó đi vay nặng lãi, thấy không trả nổi nên đã bỏ trốn. Vài ngày trước chủ nợ tới nơi tôi đang làm việc đòi nợ vì không thấy chồng tôi. Vậy tôi có phải trả nợ cho chồng không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, nhiều trường hợp vợ hoặc chồng vay tiền không có điều kiện trả nên đã bỏ trốn, cũng chính vì thế nhiều người thắc mắc rằng vợ có phải trả nợ cho chồng không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc về chế độ tài sản của vợ chồng? Xác định tài sản chung của vợ chồng?
Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định tại Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.
- Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
- Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.”
Như vậy, chế độ tài sản giữa vợ chồng là bình đẳng . Vợ chồng có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.
Đồng thời, tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
“Đều 33. Tài sản chung của vợ chồng
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. - Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Từ những quy định trên có thể thấy khoản nợ mà vợ bạn vay cũng thuộc tài sản chung vì để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Vợ có phải trả nợ cho chồng không?
Theo điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ, chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau :
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Với quy định nói trên, nếu chồng bạn vay tiền mà không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình (nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình) và cũng không thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên thì bạn không có nghĩa vụ phải cùng chồng hoặc thay chồng trả tiền cho bên chủ nợ.
Hơn nữa, hoạt động vay nợ tín dụng đen thường với mức lãi suất rất cao, gấp nhiều lần mức trần lãi suất mà pháp luật quy định đối với hoạt động vay nợ nên các giao dịch vay nợ này không được pháp luật công nhận (bị vô hiệu). Theo đó, bên vay không có nghĩa vụ phải trả phần lãi mà hai bên đã thỏa thuận.
Trường hợp chủ nợ gây áp lực đe dọa để buộc gia đình bạn phải trả nợ thì làm sao?
- Làm ngay đơn trình báo, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ gửi cơ quan công an nơi bạn cư trú để có biện pháp ngăn chặn. Hành vi vi phạm pháp luật của chủ nợ có thể là: cướp, cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, đe doa giết người, làm nhục người khác, hủy hoại tài sản…
- Không cam kết hay ký bất kỳ giấy tờ gì do chủ nợ đưa ra.
- Nếu các con bạn còn nhỏ thì có thể thể cho các cháu tạm lánh về nhà người thân trong khoảng thời gian nhất định.
- Lắp camera an ninh ở những vị trí có thể bị tiếp cận, kết hợp cả camera công khai và camera bí mật.
- Phổ biến kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho các thành viên trong gia đình trong các tình huống như ở nơi vắng người, di chuyển sáng sớm hoặc đêm muộn, khi có người theo dõi, đeo bám…
- Ghi nhớ số điện thoại của trực ban công an xã, phường nơi bạn cư trú để liện hệ ngay khi cần.
- Mạnh dạn chia sẻ việc bị siết nợ với các hộ gia đình liền kề để có sự hỗ trợ, giúp đỡ khi cần thiết.
- Không cho kẻ siết nợ vào nhà, trừ trường hợp có sự tham gia của chính quyền địa phương.
- Khi đối diện với những kẻ siết nợ cần giữ khoảng cách nhất định bởi chúng có thể mang theo hung khí và manh động.
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ gì trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình?
Căn cứ Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như sau:
- Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
- Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục nhập khẩu thuốc diệt chuột
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là gì?
- Mẫu đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền mới 2022
- Chứng chỉ hành nghề Y tế công cộng mới 2022
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Vợ có phải trả nợ cho chồng không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Trích lục ghi chú ly hôn, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Chồng và vợ đều có nghĩa vụ chung về tài sản khi vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết của gia đình. Theo đó, con của hai bạn có bị bệnh về cơ chân nên không thể tự đi lại được do đó chồng bạn đã đi vay 1 khoản tiền về để chữa trị cho con của bạn. Mặc dù, trên giấy vay tiền đó là chồng bạn đứng tên vay và ký tên nhưng đây là khoản vay để chữa chạy cho con nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình nên bạn vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay này của chồng bạn.
Khi ly hôn vấn đề chung như con cái, tải sản chung và cả nợ chung cũng được đưa ra giải quyết.
Nếu bạn là ly hôn thuận thì thì giải quyết nợ chung sẽ do 2 vợ chồng thỏa thuận.
Nếu bạn khỏi kiện và có yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa sẽ xem xét xem đó có phải nợ chung không. Khi đã xác định được là nợ chung thì mỗi bên sẽ chịu một phần nghĩa vụ tương đương nhau để chi trả nợ.
Trách nhiệm liên đới trả nợ của vợ chồng khi ly hôn chỉ đặt ra đối với những khoản nợ chung. Con những khoản được xác định là nợ riêng thì của ai người đó có trách nhiệm trả.