Thừa kế thế vị là thuật ngữ được sử dụng không quá rộng rãi trong xã hội, do đó kihông phải ai cũng hiểu rõ thừa kế thế vị dưới góc độ pháp luật. Cũng giống như các hình thức thừa kế khác, đều là thuât ngữ dùng để chỉ sự chuyển giao tài sản từ người để lại thừa kế sang người được nhận thừa kế. Song, thừa kế thế vị cũng có nhiều điểm khác biệt mà người dân cần lưu ý để tránh nhầm lẫn. Nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Vợ có được thừa kế thế vị không? Quy định hiện nay về thừa kế thế vị như thế nào? Xác định phạm vi thừa kế thế vị ra sao? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Quy định hiện nay về thừa kế thế vị như thế nào?
Bà T sinh ra 4 người con hai trai, hai gái lần lượt là anh V, anh P, chị D, chị A, tuy nhiên chị A đã qua đời lúc còn nhỏ vì sức khỏe yếu. Anh V kết hôn vào vài năm trước và có một cháu gái là cháu N. Anh V nghe nói con của mình sau này sẽ trở thành người thừa kế thế vị chị A nên băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quy định hiện nay về thừa kế thế vị như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Thừa kế thế vị được hiểu là việc các chủ thể luật định thay thế ai đó để được hưởng phần di sản mà đáng lẽ ra người đó được hưởng. Điều 652, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Theo đó, khái niệm thừa kế thế vị được hiểu như sau: Thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay thế vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác.
Trong quan hệ thừa kế thế vị, di sản được dịch chuyển từ người để lại di sản đến người thụ hưởng trải qua bốn thế hệ, từ các cụ đến chắt. Khi di sản dịch chuyển theo loại thừa kế này, những người liên quan đều có một tên gọi để phân biệt vị trí của từng người trong quan hệ thừa kế. Theo đó, khi con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của cháu được hưởng khi còn sống.
Ở đây, “cha hoặc mẹ của cháu” là người được thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản nhưng do không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế nên không được hưởng di sản, mà “cháu” sẽ là người thay thế “cha hoặc mẹ” để nhận di sản từ người để lại di sản; Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, con hoặc cháu của người để lại di sản nếu còn sống. Và người thế vị trí được hiểu là cháu hoặc chắt của người để lại di sản và là người thay thế vị trí của người được thế vị để nhận di sản từ người để lại di sản lẽ ra người được thế vị được hưởng nếu còn sống.
Thừa kế thế vị là việc con thay thế vị trí của bố hoặc mẹ nhận di sản thừa kế từ ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cụ nội, cụ ngoại nếu bố mẹ đã chết hoặc chết cùng thời điểm với những người này.
Phần di sản mà người con được hưởng trong di sản của người để lại thừa kế nói trên là phần di sản mà bố hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Vì vậy, điều kiện để được hưởng thừa kế thế vị gồm:
Một là, con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị). Như vậy, điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại).
Hai là, những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ.
Ba là, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Bốn là, khi còn sống, người cha hoặc mẹ của người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nếu bị tước hoặc bị truất quyền hưởng di sản thừa kế thì con hoặc cháu của những người này không thể thế vị).
Năm là, bản thân người thế vị không bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Có hai trường hợp thừa kế thế vị. Một là cháu thế vị cha hoặc mẹ để hưởng di sản của ông, bà. Hai là chắt thế vị cha hoặc mẹ để hưởng phần di sản của cụ. Nếu cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc cụ thì phần di chúc định đoạt tài sản cho cha mẹ (nếu có di chúc) sẽ vô hiệu. Phần di sản đó được chia theo pháp luật và lúc này cháu (chắt) mới được hưởng thừa kế thế vị.
Vợ có được thừa kế thế vị không?
Bố chồng chị V có 3 người con lần lượt là anh M, anh U, anh Q. Anh M, anh U đã kết hôn và lập gia đình, chị V là vợ của anh M. Anh Q gần dây đã qua đời vị tai nạn lao động, bố chồng chị cũng vì vậy mà sức khỏe suy yếu. Chị V nghe nói nếu không may bố chồng chị qua đời, sẽ có người thừa kế thế vị vào vị trí anh Q nên băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Vợ có được thừa kế thế vị không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Thừa kế thế vị là việc người mất để lại di sản và con hoặc cháu của người mất đó mất trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì cháu hoặc chắt của người để lại di sản được thừa kế thế vị.
Pháp luật dân sự không ghi nhận quyền thừa kế thế vị đối với trường hợp của vợ và con dâu. Do đó, vợ và con dâu không được hưởng thừa kế thế vị khi chồng hoặc cha mẹ của họ qua đời.
Đối với quan hệ “con nuôi”, Điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định con nuôi và cha mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo pháp luật và thừa kế thế vị.
Như vậy, nếu con nuôi đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành người thừa kế thế vị theo quy định thì con nuôi có thể là người thừa kế thế vị của cha mẹ nuôi nhận di sản thừa kế do ông bà để lại.
Mời bạn xem thêm: Hồ sơ đổi biển số máy
Xác định phạm vi thừa kế thế vị ra sao?
Vợ chồng anh T là cán bộ công chức làm việc tại tổ chức X. Sắp tới, anh chị dự định xây nhà ở quê cho bố mẹ nên muốn thay phiên nhau nghỉ phép về quê để trông coi, giám sát tiến độ thi công. Khi đó, vợ chồng anh T băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Xác định phạm vi thừa kế thế vị ra sao, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Trong vấn đề này, Bộ luật Dân sự 2015 quy định phạm vi thừa kế thế vị là “cháu” và “chắt”. Thực tế xảy ra một số vấn đề sau:
– Quyền thừa kế của đứa trẻ được sinh ra theo phương pháp hỗ trợ sinh sản. Thực tiễn xảy ra vụ việc như sau: A. và B. là cặp vợ chồng hiếm muộn nên sử dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Sau hai lần thất bại thì A. và B. quyết định thực hiện lần thứ ba. Khi đang thực hiện thì A. (người chồng) chết, sau đó thụ tinh thành công, C. ra đời và còn sống. Vậy, khi thừa kế thế vị đặt ra, A. có được coi là có con để hưởng thế vị phần của A. không?
Hay nói cách khác, có được coi C. là con của A. để thừa kế thế vị không? Bởi lẽ, C. hình thành thai sau khi A. đã chết, mặc dù cùng huyết thống với A. nhưng theo các căn cứ xác định cha, mẹ, con thì không phù hợp để xác định quan hệ cha – con. Vậy, trường hợp này xử lý thế nào còn đang bỏ ngỏ và có nhiều quan điểm khác nhau. Tác giả cho rằng cần hoàn thiện quy định về vấn đề này không chỉ trong chế định thừa kế của Bộ luật Dân sự (cho phép công nhận cha con và đương nhiên có quyền thừa kế) mà còn các văn bản pháp luật khác như Luật Hôn nhân gia đình (căn cứ xác định cha, mẹ, con)…
– Phạm vi thừa kế thế vị chỉ dừng lại ở thế hệ “chắt”, tức là trong phạm vi 04 thế hệ (từ cụ đến chắt). Vậy lý do gì để đặt ra điều đó? Tại sao các thế hệ tiếp theo lại không được thừa kế thế vị mặc dù vẫn có quan hệ huyết thống. Bản chất của thừa kế thế vị là giữ gìn và kế thừa những “phần đương nhiên” mà thế hệ trước được hưởng, trao lại cho thế hệ sau.
Do đó, cần mở rộng phạm vi đến các thế hệ tiếp theo mà không dừng lại ở chắt. Chất lượng cuộc sống ngày càng đi lên, trường hợp này sẽ trở lên phổ biến trong tương lai, nếu con, cháu, chắt đều chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản mà con của chắt không được thừa kế thế vị thì sẽ không bảo đảm sự hợp lý, bình đẳng. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung quy định này theo hướng không giới hạn thế hệ được hưởng thừa kế thế vị.
– Theo quy định hiện hành, cháu, chắt chỉ được hưởng thừa kế thế vị nếu cha, mẹ của cháu, chắt được hưởng di sản nếu còn sống. Liên quan đến vấn đề này, hiện có hai luồng ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng, quy định như vậy là chưa hợp lý. Bởi lẽ, bản thân những người là cháu, chắt không bị Tòa án tước quyền hưởng di sản và không bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản và họ có năng lực pháp luật để thừa hưởng di sản hoặc trường hợp cháu và chắt chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Ý kiến thứ hai cho rằng, quy định này là hợp lý và những người theo ý kiến này đồng tình với giải đáp tại tiểu mục 4, Mục II, Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 của TAND Tối cao, đó là: Thừa kế thế vị được hiểu là hưởng thay và đối tượng hưởng thay đã được quy định rõ là “phần di sản của cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống”. Trường hợp một người đã không được quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1, Điều 621 của Bộ luật Dân sự năm 2015, như bị kết án về hành vi ngược đãi nghiêm trọng người cha thì họ sẽ không được hưởng di sản của người cha.
Do vậy, nếu họ còn sống khi cha chết thì họ cũng không được hưởng di sản thừa kế nên không có “phần được hưởng nếu còn sống” để cho người khác hưởng thế vị. Như vậy, cha mẹ của cháu hoặc chắt phải là người được quyền hưởng di sản thì cháu hoặc chắt mới được hưởng thế vị thay cha, mẹ khi cha, mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản. Bản thân tác giả nhận thấy ý kiến thứ hai là phù hợp. Hiện nay, pháp luật quy định việc thừa kế theo pháp luật là theo từng hàng thừa kế riêng biệt theo thứ tự ưu tiên.
Chỉ khi hàng thừa kế ưu tiên trước không có người nào, thì hàng thừa kế tiếp theo mới được xét đến. Do đó, đối với phần di sản của ông, bà thì chỉ con của ông, bà (hay chính là cha, mẹ của cháu) mới được hưởng. Nếu cha, mẹ của cháu không được hưởng, thì bản chất thế vị sẽ không đặt ra, sẽ không có phần di sản nào phải giữ gìn và trao lại cho thế hệ sau (chính là cháu). Do đó, nếu cha, mẹ không được hưởng thừa kế thì không đặt ra vấn đề thừa kế thế vị là phù hợp.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Vợ có được thừa kế thế vị không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứu Điều 619 Bộ luật Dân sự 2015: Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.
Theo đó, nếu như hững người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng trừ trường hợp thừa kế thế vị.
Thừa kế thế vị được áp dụng khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Người thừa kế mất trước hoặc mất cùng thời điểm với người để lại di sản. Tức là cha hoặc mẹ của cháu (chắt) mất trước hoặc mất cùng thời điểm với ông, bà (cụ);
– Con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc chắt thế vị cho cha, mẹ để hưởng di sản của các cụ;
– Cha hoặc mẹ của người thừa kế thế vị có quyền được hưởng di sản của người mất;
– Cháu, chắt là người thừa kế thế vị của người để lại di sản phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc chưa ra đời nhưng đã thành thai vào thời điểm ông, bà, cụ mất.