Hai vợ chồng tôi có một cậu con trai gần một tuổi và ly hôn với nhau đã được một năm. Tòa án giao cho tôi được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con. Đợt trước anh ấy có về quê thăm con và có ngỏ ý quay lại để chăm sóc hai mẹ con tôi. Tôi muốn hỏi khi tôi quay lại với chồng cũ của mình thì tôi và chồng cũ có được pháp luật thừa nhận không? Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau thì phải làm gì?
Trong cuộc sống hôn nhân không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột với nhau. Và đã có không ít cuộc hôn nhân chỉ vì trong phút giây bực tức mà đã ký vào đơn ly hôn. Sau khi mọi chuyện đã lỡ nhìn lại tình cảm vẫn còn và muốn hàn gắn lại thì phải làm như thế nào? Có cần phải đi đăng ký kết hôn lại như ban đầu hay không? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được Luật sư X giải đáp một cách cặn kẽ, cụ thể qua nội dung bài viết vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau thì phải làm gì?
Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau thì phải làm gì?
Bạn muốn kết hôn buộc bạn phải đi đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Bạn muốn ly hôn thì bạn cũng cần phải nộp đơn lên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Rõ ràng, dù kết hôn hay ly hôn thì bạn đều nhất nhất thực hiện theo những gì mà pháp luật quy định. Vì vậy, việc bạn muốn thiết lập lại mối quan hệ vợ chồng sau quyết định ban đầu quá nóng vội thì bạn cũng phải đi theo trình tự mà pháp luật quy định. Vậy pháp luật quy định như thế nào?
Theo đó, khoản 2 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ, khi đã ly hôn muốn quay lại với nhau thì bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký kết hôn. Lúc này, sau khi bản án quyết định cho ly hôn của tòa án có hiệu lực thì quan hệ vợ chồng giữa anh và chị đã hoàn toàn chấm dứt. Khi anh, chị đã ly hôn mà muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng, để được nhà nước công nhận là vợ chồng hợp pháp, đảm bảo quyền và lợi ích của anh chị sau này thì anh chị phải đi đăng ký kết hôn.
Điều kiện chung về đăng ký kết hôn
Theo đó, để có thể tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn anh chị cần phải đáp ứng các điều kiện kết hôn được quy định tại điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
– Do hai bên hoàn toàn tự nguyện
– Hai người không bị mất năng lực hành vi dân sự
– Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả, cưỡng ép, lừa dối kết hôn, …
– Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật tại cơ quan có thẩm quyền
Pháp luật về thủ tục tái hôn như thế nào?
Bởi tái hôn đồng nghĩa với đăng ký kết hôn từ đầu. Do đó, hai người nam nữ muốn tái hôn cần phải cùng có mặt tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi một trong hai người đăng ký kết hôn hoặc UBND cấp huyện nếu việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Lúc này, cần chuẩn bị các loại giấy tờ quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP gồm:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. Nếu cả hai bên nam, nữ cùng cư trú tại một xã, phường, thị trấn hoặc cùng công tác tại một đơn vị trong lực lượng vũ trang nhân dân, thì hai bên kết hôn chỉ cần khai vào một Tờ khai đăng ký kết hôn.
– Một trong các loại giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn (do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của bên nam, bên nữ cấp). Trường hợp hai bên nam, nữ có nơi cư trú khác nhau thì bên nam hoặc bên nữ đăng kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải nơi cư trú của mình phải nộp xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn thì phải có xác nhận của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân. Trong trường hợp hai bên nam nữ nộp bản chính Tờ khai ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân thì không cần nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vì hai loại giấy tờ này đều có giá trị chứng minh về tình trạng hôn nhân của bên kết hôn.
– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, cặp đôi phải cùng có mặt tại UBND để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Khi đầy đủ hồ sơ và nhận thấy đủ điều kiện, việc kết hôn sẽ được ghi vào Sổ hộ tịch cùng chữ ký của hai người nam, nữ.
Sau đó, ngay trong ngày, UBND có thể trao Giấy chứng nhận kết hôn cho cặp đôi. Trường hợp cần phải xác minh lại điều kiện kết hôn của hai người thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Ngoài ra, đăng ký kết hôn thuộc trường hợp được miễn lệ phí theo quy định tại Điều 11 Luật Hộ tịch 2014. Cụ thể, khi công dân Việt Nam cư trú trong nước đăng ký kết hôn thì được miễn lệ phí đăng ký.
Như vậy, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Theo đó, đối chiếu với trường hợp anh chị đã ly hôn nay có mong muốn, tự nguyện quay lại với nhau thì phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được pháp luật công nhận. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định nêu trên thì sẽ không có giá trị pháp lý.
Mời bạn xem thêm
- Ly hôn không chịu tách hộ khẩu phải làm sao?
- Vợ chồng chưa ly hôn có cắt khẩu được không theo quy định mới?
- Ly hôn nhưng chồng không cắt hộ khẩu phải làm sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau thì phải làm gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Từ ngày 01/01/2016, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài do UBND huyện thực hiện.
Điều 34 Luật Hộ tịch quy định:
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.
trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Đối với việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì mỗi bên phải tuân thủ theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn. Trường hợp việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài bên cạnh việc đáp ứng điều kiện kết hôn theo pháp luật nước mình thì còn phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú tại Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt nam quy định.
Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;
Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân.
Lưu ý: Các giấy tờ trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch ra tiếng Việt có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật; đồng thời phải còn thời hạn sử dụng.
Giấy xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú;