Xin chào Luật sư X. Tôi có một người bạn thuộc giới LGBT, trước đây khi bạn muốn “come out” thì gặp phải rất nhiều sự phản đối với ch mẹ và những người xung quanh nhưng nay gia đình bạn cũng đã đồng ý và mong muốn bạn được sống thật với giới tính, sống thật vói con người của bạn và mong bạn được hạnh phúc. Nay bạn tôi đã tìm được hạnh phúc của đời mình nên muốn kết hôn nhưng không biết rằng Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới không? Kết hôn giữa những người đồng giới tính có bị phạt không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết sẽ giải đáp được thắc mắc và mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Hôn nhân đồng giới là gì?
Hôn nhân đồng giới được hiểu đơn giản là việc kết hôn của những người có cùng giới tính với nhau, hay họ còn được gọi là người đồng tính. Trên thực tế nghiên cứu thì đồng giới hoàn toàn không phải một loại bệnh như định kiến của người người, mà đây được hiểu là xu hướng tính dục, xu hướng trong tình yêu của con người, chịu sự tác động và chi phối bởi tâm lý và cấu tạo sinh lý của cơ thể con người mà về bản chất họ không có quyền lựa chọn cho bản thân mình.
Hay nói cách khác những người đồng tính hoàn toàn bình thường cả về mặt thể chất, tinh thần, nhận thức mà chỉ khác về xu hướng tính dục .
Vì vậy mà hôn nhân đồng giới chính là hôn nhân giữa những người có cùng giới tính về mặt sinh học với nhau, có thể là hôn nhân giữa hai người đồng giới nam hoặc giữa hai người là đồng tính nữ. Hôn nhân của họ cũng xuất phát từ tỉnh yêu đồng giới, được xuất phát từ sự cảm thông, chia sẻ và tỉnh cảm mà họ dành cho nhau.
Điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
Quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn được nêu tại Điều 8 và Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Điều 9. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới không?
Pháp luật Việt Nam không đưa ra bất cứ nội dung nào về cấm kết hôn đồng giới, tuy nhiên lại chỉ rõ quy định chưa công nhận hợp pháp với loại hôn nhân này.
Cụ thể tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau: “ 2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Tuy nhiên đây đã được xem là một điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, bởi lẽ quy định này đã mở ra cơ hội cho những người trong cộng đồng LGBT tại Việt Nam. Tuy nhiên việc này mới chỉ đem lại ý nghĩa về mặt thực tế mà chưa đem lại kết quả trên phương diện pháp lý. Nhà nước không cấm, nhưng không “Thừa nhận” thì về bản chất hôn nhân của họ cũng không được xác định là hợp pháp, không được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích trong quan hệ thân nhân và quan hệ tài sản.
Hiểu một cách đơn giản thì về bản chất hôn nhân giữa những người đồng giới ở Việt Nam sẽ không có bất cứ sự ràng buộc nào về mặt pháp lý, mối quan hệ của họ không được coi là quan hệ vợ chồng, do đó mà sẽ không có phát sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ không được cấp “Chứng nhận đăng ký kết hôn”
Kết hôn giữa những người đồng tính có bị xử phạt?
Việc pháp luật không thừa nhận hôn nhân giữa người đồng giới có nghĩa rằng pháp luật không cho phép người đồng giới đăng kí kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ – chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng. Đồng thời cũng sẽ không có những ràng buộc về hôn nhân cũng như khi phát sinh tranh chấp, tài sản không được chia theo nguyên tắc chung về tài sản chung vợ, chồng.
Bên cạnh đó, theo điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (đã hết hiệu lực) thì:
Phạt tiền 100.000 – 500.000 đồng với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Tuy nhiên, tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP cụ thể là Điều 48 có quy định về những hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng với mức phạt từ 1 triệu 3 triệu đồng) đã bãi bỏ hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính”.
Đến Nghị định 82/2020 thay thế Nghị định 110/2013 tại Điều 59 về mức phạt với các hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng cũng không còn nhắc đến việc xử phạt kết hôn đồng giới.
Như vậy, hiện nay người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng theo luật pháp thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng kí kết hôn với cơ quan nhà nước.
Có nên thừa nhận việc kết hôn đồng giới tại Việt Nam không?
Trên thực tế, quyền kết hôn là một trong những quyền cơ bản của con người, họ có quyền mưu cầu hạnh phúc, do vậy bảo vệ quyền của người đồng tính cũng chính là bảo vệ những giá trị xã hội của pháp luật, hướng đến sự công bằng trong cộng đồng dân cư.
Thực tế hiện nay một số quan điểm lo ngại rằng việc kết hôn đồng giới với gây ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của gia đình và xã hội. Tuy nhiên đây không hoàn toàn là đúng, bởi hôn nhân đồng giới không phải là một vấn nạn của xã hội. Các nước tiến bộ trên thế giới hiện nay đều chứng minh rằng kết hôn đồng giới không gây ra bất cứ sự bất ổn gì về tình hình kinh tế chính trị hay xã hội. Về bản chất thì hôn nhân đồng giới còn đảm bảo tính bình đẳng cao hơn bởi vì giữa hai người sẽ ít có sự phân công lao động.
Hiện nay cộng đồng LGBT ở Việt Nam ngày càng đông, các cặp đôi đồng tính đều đang mong chờ pháp luật Việt Nam sẽ thừa nhận việc kết hôn giữa họ. Tuy nhiên để hợp pháp hóa điều này thì cần một khoảng thời gian rất dài, bởi lẽ Việt Nam là một quốc gia có nền văn hóa Á Đông. Việc điều chỉnh lại những quan điểm, suy nghĩ là thuận phong mỹ tục, đi ngược lại với quy luật sinh học là vấn đề khác khó khăn. Hiện nay thì mọi người cũng đã có cái nhìn tích cực hơn về cộng đồng LGBT nhưng để hợp pháp hóa kết hôn đồng tính thì còn là một vấn đề cần cân nhắc cẩn trọng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sử dụng giấy tờ của người khác để đăng ký kết hôn bị xử lý thế nào?
- Dịch vụ làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân uy tín nhất
- Hướng dẫn ghi giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chi tiết nhất
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Việt Nam có chấp nhận hôn nhân đồng giới không?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hay đăng ký bảo hộ logo… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Về nhân thân: Giữa hai người đồng tính không có ràng buộc về mặt pháp lý, không được cấp đăng ký kết hôn, không được công nhận là vợ, chồng hợp pháp. Bởi vậy, con cái, cấp dưỡng, quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng… không tồn tại;
Về quan hệ tài sản: Vì không có quan hệ vợ chồng nên không áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng được quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Nếu phát sinh tranh chấp, tài sản không được chia theo nguyên tắc chung về tài sản chung vợ, chồng.