Mỗi quốc gia đều có các chính sách riêng để bảo vệ đất đai lãnh thổ của mình. Tại Việt Nam, pháp luật cho phép cá nhân, tổ chức được quyền mua bán, chuyển nhượng, nhận tặng cho đất đai nhà ở trong khuôn khổ mà pháp luật quy định. Do đó, không phải đối tượng nào cũng được phép sở hữu nhà đất trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Việt kiều có được sở hữu nhà tại Việt Nam hay không? Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam số lượng là bao nhiêu? Điều kiện Việt kiều được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Việt kiều có được sở hữu nhà tại Việt Nam hay không?
Chị T là công dân mang quốc tịch Việt Nam nhưng đã theo gia đình sang sinh sống và định cư bên Mỹ từ khi chị còn nhỏ. Nay chị T muốn trở về quê hương để mua nhà sinh sống, tuy nhiên chị nghe nói đối với Việt Kiều pháp luật sẽ có những quy định riêng về việc sở hữu nhà đất. Do dó, chị T băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Việt kiều có được sở hữu nhà tại Việt Nam hay không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ Điều 3 Luật quốc tịch 2008 (Sửa đổi, bổ sung năm 2014), việt kiều mua nhà, việt kiều mua căn hộ là hợp pháp.
Trước tiên, bạn cần hiểu rõ các từ ngữ được sử dụng trong điều luật, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì, người gốc Việt Nam là gì.
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”
Theo quy định tại Điều 7 Luật Nhà ở năm 2014, đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm 3 nhóm đối tượng:
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”
Như vậy, Việt kiều thuộc 1 trong 3 nhóm đối tượng này, có quyền được sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Việt kiều mua nhà, mua chung cư là hoàn toàn hợp pháp.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, những giấy tờ sau cần chuẩn bị để việt kiều mua bất động sản tại Việt Nam:
“2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:
a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ởnước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.”
Tuy nhiên, không giống như người Việt Nam sinh sống tại Việt Nam, việt kiều mua nhà sẽ có những quy định riêng về thời gian sở hữu.
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:
“. Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.”
Như vậy, quy định chỉ áp dụng cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Nếu bạn có đủ giấy tờ để chứng minh mình là người Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài, tức là việt kiều mua nhà thì bạn hoàn toàn có thể sở hữu nhà như người Việt Nam ở Việt Nam.
Điều kiện Việt kiều được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì?
Vợ chồng anh D là Việt kiều về nước. Ban đầu vợ chồng anh chỉ dự định về quê hương Việt Nam du lịch nhưng sau khi sinh sống một thời gian, cảm thấy thích thú với môi trường ở quê hương nên muốn mua nhà tại đây định cư sinh sống dài lâu. Tuy nhiên, vợ chồng anh chị băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Điều kiện Việt kiều được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Việt kiều là thuật ngữ dùng để chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật không quy định thuật ngữ này.
Theo đó, căn cứ Điều 7 Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong những đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Căn cứ Điều 8 Luật Nhà ở 2014, để được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức sau:
– Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản);
– Mua, nhận tặng cho nhà ở, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;
– Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán đất nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định.
Mời bạn xem thêm: Thủ tục khám sức khỏe định kỳ
Ngoài ra, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định.
Theo đó, Khoản 2 Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ theo quy định sau:
– Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị sử dụng và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu đó.
– Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu đó và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định pháp luật Việt Nam.
Đặc biệt lưu ý, đối với cá nhân người nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là cá nhân nước ngoài hoặc là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam số lượng là bao nhiêu?
Nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, Việt Nam cũng có những quy định riêng, chính sách riêng nhằm giới hạn quyền sở hữu đất đai của một số đối tượng nhất định. Trong đó, Việt kiều cũng là đối tượng mà pháp luật nước ta hạn chế số lượng nhà đất sở hữu. Khi đó, nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam số lượng là bao nhiêu, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định về số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu như sau:
“Điều 76. Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu
1. Căn cứ vào thông báo của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 75 của Nghị định này, Sở Xây dựng có trách nhiệm công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở các nội dung sau đây:
a) Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn nằm trong khu vực mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở
b) Số lượng nhà ở (bao gồm cả căn hộ, nhà ở riêng lẻ) mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở thuộc diện quy định điểm a khoản này; số lượng căn hộ chung cư tại mỗi tòa nhà chung cư, số lượng nhà ở riêng lẻ của mỗi dự án mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu;
c) Số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã mua, thuê mua, đã được cấp Giấy chứng nhận tại mỗi dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
d) Số lượng căn hộ chung cư mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu trong trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có nhiều tòa nhà chung cư; số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu trong trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có một hoặc nhiều dự án nhưng có tổng số lượng nhà ở riêng lẻ ít hơn hoặc tương đương bằng 2.500 căn…”
Như vậy, số lượng nhà ở mà Việt kiều có thể mua được quy định như trên.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Việt kiều có được sở hữu nhà tại Việt Nam hay không?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Thuật ngữ “Việt kiều” được người dân sử dụng khá phổ biến dùng để chỉ người Việt Nam định cư ở nước ngoài; dù vậy, thuật ngữ “Việt kiều” không được quy định trong các văn bản pháp luật.
Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 02 nhóm:
– Công dân Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài;
– Người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Theo Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định về khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở như sau:
“Điều 75. Khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở
1.Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xác định cụ thể các khu vực cần bảo đảm an ninh, quốc phòng tại từng địa phương và có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm căn cứ chỉ đạo Sở Xây dựng xác định cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trên địa bàn cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở.”
Như vậy, Việt kiều được mua nhà ở tại các khu vực nêu trên.