Xe máy là một loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu với nhà nước mà đại diện là cơ quan công an để được công nhận tư cách chủ sở hữu thông qua loại giấy tờ đó là giấy chứng nhận đăng ký xe. Vậy viết giấy tay mua bán xe không chính chủ có được không? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Hiểu như thế nào là mua bán xe không chính chủ?
Xe máy là một loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu với nhà nước mà đại diện là cơ quan công an để được công nhận tư cách chủ sở hữu thông qua loại giấy tờ đó là giấy chứng nhận đăng ký xe.
Khi người đứng tên trên đăng ký xe bán chiếc xe cho người khác thì đó là trường hợp mua bán xe chính chủ.
Theo đó, trường hợp xe đã được mua bán qua nhiều người và khi giao dịch mua bán được thực hiện với người không phải là chủ sở hữu xe được đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký xe là trường hợp mua bán xe không chính chủ.
Mua bán xe máy không chính chủ thì làm giấy tay có được không?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 58/2020 TT-BCA về giấy tờ của xe khi làm thủ tục đăng ký xe thì “Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác đối với lực lượng vũ trang và người nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác;”
Như vậy, theo quy định hiện hành, việc mua bán hay tặng cho xe máy cần phải được lập thành văn bản có công chứng tại Phòng công chứng/Văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bên cạnh đó, Công văn 3956/BTP-HTQTCT năm 2014 cũng đề cập chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng và Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Đối với Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người bán, cho, tặng xe thực hiện chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng xe.
Đối với Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân thì người dân có quyền lựa chọn công chứng Giấy bán, cho, tặng xe tại các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực; nếu người dân lựa chọn chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe cá nhân thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện như chứng thực chữ ký trên Giấy bán, cho, tặng xe chuyên dùng nêu trên.
Do đó, việc mua bán xe máy không chính chủ bằng giấy viết tay giữa các bên sẽ không được pháp luật thừa nhận giá trị pháp lý và đem lại rủi ro cho bên mua bởi bên mua sẽ không thể làm thủ tục sang tên xe từ người bán sang cho mình được. Theo quy định hiện nay thì hợp đồng mua bán xe phải được công chứng, chứng thực tức là bên bán phải là người có tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe.
Nếu bạn mua xe máy không chính chủ dù có giấy chứng nhận đăng ký xe nhưng của tên người khác không phải của người trực tiếp bán cho mình và hợp đồng mua bán viết tay của bạn sẽ bị vô hiệu do vi phạm về mặt hình thức của hợp đồng theo Điều 131 của Bộ luật dân sự năm 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định“.
Như vậy, ở đây hợp đồng mua bán xe không chính chủ bằng giấy viết tay sẽ là vô hiệu. Trường hợp này bên mua có quyền yêu cầu bên bán xe trả tiền lại, nếu không chịu trả lại tiền thì bên mua có quyền khởi kiện ra tòa (Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bán xe cư trú) yêu cầu tòa án giải quyết.
Thủ tục mua bán xe máy không chính chủ
Trường hợp mua bán xe máy không chính chủ của bạn có rất nhiều điểm chưa được làm rõ. Ngoài ra có thể tham khảo Điều 19 Thông tư 58/2020 TT-BCA quy định về giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người để xem xét áp dụng trong trường hợp của mình.
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 26 Thông tư 58/2020 TT-BCA quy định về hiệu lực thi hành của Thông tư này có đề cập: “Xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19 Thông tư này đến hết ngày 31/12/2021.”
Việc mua bán qua nhiều người đối với xe máy chỉ áp dụng thủ tục sang tên theo Điều 19 Thông tư 15/2014 TT-BCA và chỉ được sang tên xe máy không chính chủ đến hết ngày 31/12/2021.
Hiện nay, nếu muốn mua chiếc xe không chính chủ thì đương nhiên sẽ không ký hợp đồng mua bán xe công chứng, chứng thực. Để tránh rủi ro thì nên tìm đúng người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe để ký hợp đồng mua bán xe công chứng, chứng thực để còn làm thủ tục sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Rủi ro khi mua bán xe máy không chính chủ bằng giấy viết tay
Việc đã mua chiếc xe máy không chính chủ bằng hợp đồng viết tay rồi và hiện nay vẫn tiếp tục sử dụng thì bạn vẫn có thể tham gia giao thông đường bộ bình thường mà không bị phạt vì lỗi đi xe không chính chủ trừ trường hợp trong quá trình đi xe làm gây tai nạn sau đó cơ quan công an họ phát hiện ra xe mình đã mua không chính chủ thì lúc đó mới bị xử phạt về hành vi đi xe không chính chủ.
Theo quy định hiện nay thì hợp đồng mua bán xe bắt buộc phải được công chứng, chứng thực theo đó nên mua xe từ người chính chủ để ký hợp đồng mua bán xe công chứng, chứng thực tránh trường hợp dù là mua bán xe máy chính chủ nhưng bằng giấy viết tay thì cũng không thể sang tên được và giải pháp tốt nhất là nên tìm lại người đã bán để ký lại hợp đồng công chứng, chứng thực.
Mời bạn xem thêm:
- Đi xe không chính chủ bị xử phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật?
- Tốc độ xe máy trên đường quốc lộ 1A được quy định như thế nào?
- Những xã nào được quyền cấp đăng ký xe máy?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Viết giấy tay mua bán xe không chính chủ có được không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ quyết định giải thể công ty tnhh 1 thành viên, cấp phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự tại việt nam, dịch vụ luật sư đăng ký mã số thuế cá nhân, thành lập công ty… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đối với xe máy: Theo đó, đối với hành vi không sang tên xe máy khi mua; được tặng, nhận thừa kế… mà thuộc các trường hợp nói trên sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân; mức phạt đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt này, tối đa là 1.200.000 đồng.
Đối với ô tô: Theo điểm l Khoản 7 Điều 30, mức xử phạt khi đi xe ô tô không chính chủ thuộc các trường hợp quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt gấp đôi có thể lên đến 8.000.000 đồng. Mức phạt đối với hành vi khi không sang tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe ô tô sang tên mình cao hơn mức xử phạt đối với xe máy.
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân; từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô; không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;