Hiện nay, việc người dân cấp nhât thông tin trên rất nhiều các loại hình khác nhau; như qua báo viết, các trang mạng xã hội,… Nhưng không phải ở đâu cũng cập nhật những thông tin đúng và chính xác. Vậy, việc Báo chí đưa tin, cung cấp thông tin sai sự thật được pháp luật quy định như thế nào? Viết báo sai sự thật bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật Báo chí năm 2016 ban hành ngày 05/04/2016
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Viết báo sai sự thật sẽ bị xử phạt
Báo chí dưới góc độ pháp lý được hiểu là sản phẩm thông tin về các sự kiện; vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh; được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành; truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in; báo nói, báo hình, báo điện tử.
Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Có những loại báo chí sau:
Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất; hình thức thể hiện trên giấy, có hình ảnh minh họa. Còn gọi là báo in, báo giấy hay là báo chữ và có nhiều dạng như nhật báo, tạp chí, tuần báo, nguyệt san, tập san,…
Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối là radio bằng ngôn ngữ. Ra đời thế kỷ 19.
Báo truyền hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình (television).
Báo mạng điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và âm thanh (video clip).
Theo Nghị định 119/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Trong đó có mức phạt đối với hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên báo chí. Như vậy, người viết bảo sai sự thật sẽ bị xử phạt.
Xử phạt đối với người viết báo sai sự thật
Như vậy, người viết báo sai sự thật sẽ bị xử phạt. Cụ thể, nếu thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng, cơ quan báo chí bị phạt 5-10 triệu đồng (trước đây chỉ phạt 1-3 triệu đồng). Nếu gây ảnh hưởng nghiêm trọng, mức phạt là 50-70 triệu đồng (trước đây chỉ phạt 5-10 triệu đồng). Nếu gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, mức phạt lên tới 70-100 triệu đồng (trước đây chỉ phạt 20-30 triệu đồng).
“Điều 8. Vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san
a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng;”
Trong cả 3 trường hợp trên, cơ quan báo chí đều buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật đã đăng tải. Trường hợp đăng thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, tờ báo còn có thể bị đình chỉ hoạt động 1-12 tháng (trước đây chỉ bị đình chỉ hoạt động từ 1-3 tháng).
Ngoài ra, Nghị địnhh 119 quy định mức phạt vi phạm hành chính tiền 5-10 triệu đồng với một trong các hành vi: đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng; minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin; đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Viết báo sai sự thật gây ảnh hướng đến uy tín, danh dự của người khác có bị xử phạt tù?
Tại Điều 37 Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”
Điều 10 Luật báo chí 2016 quy định những điều không được thông tin trên báo chí trong đó:
“4. Không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.”
Điều này khẳng định, khi người viết báo đưa thông tin sai sự thật xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức tức là Báo chí đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân thì cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu đính chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại.
Hành vi vi phạm đó nhẹ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng. Nếu xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt và tin đồn đó có tính chất vu khống thì theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 có thể phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm về tội Vu khống.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Viết báo sai sự thật bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Báo chí tiết lộ đời tư người khác bị xử phạt đến 30 triệu đồng
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Theo điểm d khoản 2 Điều 8 về vi phạm quy định về nội dung thông tin quy định:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
d) Tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất thì Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân nhưng không được sự đồng ý của cá nhân đó.
Theo điểm a,b khoản 10 điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san:
Nghĩa là:
Buộc cơ quan báo chí cải chính, xin lỗi đối với hành vi trên.
Buộc gỡ bỏ thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình.
Căn cứ Điểm a Khoản 7 và Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách gây tai nạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng . Ngoài ra bạn còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.