Hiện nay nền kinh tế ngày càng phát triển nên việc thành lập các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh là điều rất phổ biến. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng được phép thành lập các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể mà chỉ những đối tượng được phép theo quy định của pháp luật mơ được phép thực hiện. Vậy thì “Viên chức có được thành lập hộ kinh doanh” hay không?. Viên chức là khái niệm chung dùng để chỉ những người đang công tác, làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước theo chế độ hợp đồng. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về ấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Quy định chung về viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).
Trong đó:
– Vị trí việc làm: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (căn cứ Điều 7 Luật Viên chức).
– Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức).
– Chế độ hợp đồng: Hiện nay, viên chức được ký một trong hai loại hợp đồng làm việc: Không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Viên chức, 02 loại hợp đồng này được quy định như sau:
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian từ 12 – 60 tháng;
- Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn: Là hợp đồng hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.
Như vậy, chỉ những đối tượng đáp ứng các điều kiện nêu trên thì được coi là viên chức.
Phân loại viên chức
Hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 115, Chính phủ đã thay đổi các tiêu chí phân loại viên chức:
– Theo chức trách, nhiệm vụ: Viên chức quản lý và viên chức không giữ chức vụ quản lý;
– Theo trình độ đào tạo: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp.
Có thể thấy, việc phân loại viên chức không còn căn cứ vào hạng chức danh nghề nghiệp nữa. Theo đó, về chức danh nghề nghiệp của viên chức, khoản 2 Điều 28 Nghị định 115 nêu rõ:
Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp loại từ cao xuống thấp như sau:
– Chức danh nghề nghiệp hạng I;
– Chức danh nghề nghiệp hạng II;
– Chức danh nghề nghiệp hạng III;
– Chức danh nghề nghiệp hạng IV;
– Chức danh nghề nghiệp hạng V (mới).
So với 04 hạng trước đây, hiện nay, viên chức được xếp theo 05 hạng chức danh nghề nghiệp gồm các tiêu chuẩn sau:
– Tên của chức danh nghề nghiệp;
– Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;
– Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Điều kiện tuyển dụng viên chức
Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập, viên chức được tuyển dụng theo 02 hình thức: Thi tuyển hoặc xét tuyển.
Tuy nhiên, dù tuyển dụng theo phương thức nào thì người dự tuyển cũng phải đáp ứng điều kiện đăng ký dự tuyển nêu tại Điều 22 Luật Viên chức:
– Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
– Từ đủ 18 tuổi trở lên. Riêng một số lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn 18 nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật (theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP).
– Có đơn đăng ký dự tuyển;
– Có lý lịch rõ ràng;
– Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
– Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
– Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không trái pháp luật và không phân biệt loại hình đào tạo.
Viên chức có được thành lập hộ kinh doanh hay không?
Khác với cán bộ công chức, viên chức được hiểu là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức năm 2010 quy định về quyền của viên chức trong hoạt động kinh doanh như sau:
– Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
theo quy định tại khoản 1 điều 66 nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về hộ kinh doanh :
“Điều 66. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Theo quy định này thì người có quyền thành lập hộ kinh doanh là cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam đầy đủ các năng lực hành vi dân sự thì sẽ được tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 cũng có quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp; Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng 2005 quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
Theo đó, trong danh sách các loại hình tổ chức kinh doanh mà viên chức bị cấm không được thành lập hoặc quản lý thì hộ kinh doanh không được liệt kê. Về nguyên tắc, cá nhân, tổ chức được phép làm những điều mà pháp luật không cấm nên trường hợp này có thể hiểu viên chức không bị cấm đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Cán bộ công chức có được thành lập hộ kinh doanh không?
Có thể nói, cán bộ, công chức là đối tượng lao động đặc biệt, họ là những công dân Việt Nam thiết lập quan hệ lao động với Nhà nước và thực hiện công vụ, nhiệm vụ do nhà nước giao.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 19 Luật cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung 2020) quy định những việc mà cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước như sau:
– Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
– Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
– Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định về những việc mà cán bộ công chức và viên chức không được làm, cụ thể như sau:
– Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
– Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
– Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
– Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
– Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Phòng chống tham nhũng thì hiện nay pháp luật không cấm cán bộ, công chức thành lập hộ kinh doanh trừ trường hợp việc thành lập này gây ảnh hưởng đến uy tín hay bí mật của nhà nước.
Do đó, trường hợp cán bộ công chức có nhu cầu kinh doanh vẫn có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh để thực hiện hoạt động này.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Viên chức có được thành lập hộ kinh doanh chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh. Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ thành lập công ty Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Viên chức có được thành lập hộ kinh doanh” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý trình tự ly hôn thuận tình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn thừa kế gồm những gì theo quy định năm 2023?
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Cách xác định các trường hợp chấm dứt hôn nhân năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 về các trường hợp không được quyền thành lập công ty có quy định sau: “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức”.
Tại Khoản 3, Điều 14 Luật Viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài giờ quy định: “Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty, hợp tác xã, bệnh tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”
Bên cạnh đó, tại Điểm b, Điểm d, Khoản 2, Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng 2020 quy định người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được phép làm những việc sau:
Thành lập, tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ những trường hợp có quy định khác.
Thành lập, giữ chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mà mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, viên chứ không được phép thành lập doanh nghiệp.
Hiện nay, doanh nghiệp được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (theo quy định tại khoản 10 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Như vậy, mặc dù hộ kinh doanh là một tổ chức có tên riêng, có tài sản và chủ thể kinh doanh khá chuyên nghiệp đi nữa thì theo quy định của pháp luật hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp. Bởi lẽ, hộ kinh doanh cá thể hoạt động mang tính chất riêng lẻ, không thường xuyên, chuyên nghiệp, không có con dấu, không được phép mở chi nhánh, văn phòng đại diện và đặc biệt không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
Theo khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập còn có thể được người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận vào làm công chức nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm:
– Nếu không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời hạn thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật;
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có từ đủ 05 năm trở lên, tính từ thời điểm được tuyển dụng, không kể thời gian tập sự công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên (theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BNV).
Ngoài ra, tại khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập còn phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần thì được cộng dồn.
Như vậy, để được chuyển sang công chức, viên chức phải đáp ứng những điều kiện nêu trên.