Thành lập doanh nghiệp là một trong những hoạt động đầu tiên khi ai đó muốn bắt đầu một hoạt động kinh doanh. Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 thì có một số đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp. Vậy viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Viên chức là ai?
Viên chức được định nghĩa là cá nhân có quốc tịch Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm và làm việc ở đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo các quy định của pháp luật.
Tùy theo các tiêu chí mà pháp luật phân loại viên chức thành các nhóm khác nhau. Nếu căn cứ theo vị trí việc làm viên chức được phân loại thành hai nhóm:
– Viên chức giữ chức vụ quản lí – là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lí có thời hạn, có trách nhiệm điều hành,tổ chức và thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp theo quy định.
– Viên chức không giữ chức vụ quản lí. Bao gồm những người chỉ thực hiện theo chuyên môn nghiệp vụ được tuyển dụng và làm việc theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập
Nếu căn cứ chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động theo cấp độ từ cao xuống thấp:
– Viên chức đảm nhận chức danh nghề nghiệp hạng I;
– Viên chức đảm nhận chức danh nghề nghiệp hạng II;
– Viên chức đảm nhận chức danh nghề nghiệp hạng III;
– Viên chức đảm nhận chức danh nghề nghiệp hạng IV.
Quyền của viên chức
* Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
– Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
– Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
– Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
– Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
– Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
– Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
* Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
– Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
– Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
* Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
– Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
– Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
– Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
– Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
* Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
– Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
– Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
* Các quyền khác của viên chức
– Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội;
– Được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở;
– Được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của viên chức
* Nghĩa vụ chung của viên chức
– Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
– Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
– Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.
– Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
* Nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp
– Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.
– Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.
– Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.
– Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
– Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:
+ Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
+ Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
+ Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
+ Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.
– Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Nghĩa vụ của viên chức quản lý
Viên chức quản lý thực hiện các nghĩa vụ chung, nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp và các nghĩa vụ sau:
– Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;
– Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
– Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;
– Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;
– Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
Khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 nêu rõ:
Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, các cá nhân, tổ chức được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng trừ các đối tượng sau đây:
– Cơ quan Nhà nước, đơn vị quân đội, công an dùng tài sản Nhà nước thành lập doanh nghiệp nhằm thu lợi riêng cho cơ quan mình.
– Cán bộ, công chức, viên chức.
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng… trong quân đội, công an trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước.
– Cán bộ quản lý trong doanh nghiệp Nhà nước trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
– Người chưa thành niên, bị hạn chế/mất năng lực hành vi dân sự; khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
– Tổ chức không có tư cách pháp nhân; Pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực theo Bộ luật Hình sự.
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam, chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định…
Căn cứ quy định này, viên chức thuộc đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Lý giải cho việc quy định này, có thể xem xét đến hai nguyên nhân:
– Viên chức cũng như công chức, cán bộ, có thể là người quản lý hoặc trực tiếp làm công việc liên quan đến các ngành, nghề, lĩnh vực nhất định. Do đó, quy định không cho viên chức thành lập doanh nghiệp sẽ là biện pháp ngăn chặn tình trạng tham nhũng có thể xảy ra.
– Nếu viên chức vừa làm người quản lý, làm việc trực tiếp vừa là người kinh doanh sẽ dễ có tiêu cực, thậm chí có thể biến doanh nghiệp đó thành “sân sau” của viên chức để thu lợi bất chính.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Điều kiện tuyển thẳng viên chức
- Quy định về tuyển dụng viên chức ngành giáo dục
- Hợp đồng làm việc xác định thời hạn của viên chức
- Đơn xin xét tuyển đặc cách viên chức
- Mẫu hợp đồng làm việc lần đầu của viên chức
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về bảo hộ logo độc quyền, tạm ngưng công ty, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, đơn xác nhận độc thân, tra cứu thông tin quy hoạch, trích lục bản án ly hôn online,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thành lập doanh nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh trên thị trường thực hiện thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định tư cách pháp lý cho doanh nghiệp và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp có sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật.
Khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức quy định, quyền của viên chức trong hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian như sau:
Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Theo quy định này, có thể thấy, viên chức chỉ được quyền góp vốn mà không được quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như hợp tác xã, bệnh viện tư…
Đồng thời, theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp được định nghĩa như sau:
Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, có thể khẳng định, viên chức không được làm giám đốc doanh nghiệp.
Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trừ 2 trường hợp sau:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, cụ thể:
+ Đối với công ty cổ phần, cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong Hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp.
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì cán bộ, công chức, viên chức không thể tham gia góp vốn.
+ Đối với công ty hợp danh thì cán bộ, công chức, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên góp vốn không được tham gia với tư cách thành viên hợp danh.