Gần đây, mạng xã hội dậy sóng với nghi vấn một ca sĩ nổi tiếng đã có con với một Hot girl. Bằng chứng là bức ảnh chụp giấy chứng sinh nghi là của con gái của hai người với đầy đủ tên, địa chỉ cụ thể. Mối quan hệ của hai người trước đó cũng chỉ rộ lên tin hẹn hò “MV giả, tình thật”. Liên quan đến vấn đề này, một độc giả đã gửi thắc mắc về cho Luật Sư X với nội dung: “Việc chưa cưới mà có con có phạm tội gì không?”. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc cho câu hỏi trên.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Pháp luật hôn nhân Việt Nam hiện nay không yêu cầu bất cứ một lễ cưới nào để bắt đầu một mối quan hệ hôn nhân vợ chồng. Lễ cưới không phải là yếu tố để xác lập một mối quan hệ hôn nhân. Quan trọng hơn là cả hai đã xác lập một mối quan hệ hôn nhân trên thực tế bằng việc đăng kí kết hôn hay chưa?
Quan hệ hôn nhân vợ chồng được hình thành khi nào?
Theo quy định tại Điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Để hình thành quan hệ hôn nhân vợ chồng các cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định trên thì không có giá trị pháp lý. Không được công nhận là vợ chồng hợp pháp.
- Trường hợp vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Như vậy, theo như quy định trên. Việc đăng ký kết hôn sau khi hoàn tất thì mới được coi là có giá trị pháp lý. Khi đó giữa hai người mới được pháp luật thừa nhận là có quan hệ vợ chồng.
Chưa cưới mà có con không vi phạm chế độ hôn nhân
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Vi phạm chế độ một vợ một chồng là việc một người đã có vợ, có chồng mà kết hôn; hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Hoặc người chưa có vợ có chồng mà lại cố tình chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đã có vợ có chồng. Đây chính là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và bị pháp luật cấm.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp cả hai đều còn độc thân, chưa kết hôn với ai. Việc chung sống với nhau như vợ chồng thì không vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, nếu chưa đăng ký kết hôn mà chung sống cùng phòng, cùng nhà với nhau. Mà không vi phạm một trong các quy định nêu và chấp hành đầy đủ các quy định về cư trú; thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
Chưa cưới mà có con không vi phạm pháp luật
Pháp Luật Việt Nam hiện nay không có bất cứ một quy định cụ thể nào về việc bao nhiêu tuổi thì được quan hệ tình dục. Tuy nhiên, để không vi phạm vào tội danh này cũng cần đáp ứng một vài điều kiện. Quan hệ tình dục khi cả hai từ đủ 16 tuổi trở lên và hoàn toàn tự nguyên thì trong trường hợp đó không vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, nếu cả hai đều trên 16 tuổi. Nếu trường hợp quan hệ tình dục tự nguyện và dẫn đến có con thì cũng không vi phạm quy định nêu trên. Ngược lại, nếu trường hợp quan hệ tình dục không trên tinh thần tự nguyện dẫn đến có con ngoài ý muốn thì mới là vấn đề đáng lo ngại. Lúc này cần có can thiệp của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm: Tảo hôn nhưng không quan hệ tình dục có vi phạm pháp luật không?
Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con của cha khi chưa đăng kí kết hôn
Nếu xác định được quan hệ huyết thống, giữa hai người có quan hệ cha con. Trường hợp này dù hai người chưa là vợ chồng thì giải quyết căn cứ theo quy định của pháp luật. Cha, mẹ trong trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng kí kết hôn; thì vẫn phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ đối với con cái theo Luật Hôn nhân và Gia đình do quan hệ huyết thống tạo nên. Nếu cháu bé hiện tại chưa đủ độ tuổi vị thành niên theo quy định của pháp luật dân sự. Cha mẹ phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc cháu bé. Trường hợp không trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt: “Khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình”. Theo Bộ Luật dân sự thì người từ đủ 18 tuổi là người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự mình tham gia, xác lập, thực hiện, hưởng các quyền. Tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật.
Trường hợp người cha không trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc con; cũng như không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng. Người mẹ hoàn toàn có quyền khởi kiện ra Tòa. Yêu cầu cha đứa bé thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nêu trên.
Có thể bạn quan tâm:
- Ly hôn khi bị mất giấy đăng ký kết hôn thì phải làm thế nào?
- Sống chung nhà sau ly hôn có vi phạm pháp luật hiện hành không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Việc chưa cưới mà có con có phạm tội gì không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Ngay từ khi sinh ra, con ngoài giá thú cũng được hưởng đầy đủ các quyền lợi như con trong giá thú. Được hưởng đầy đủ các quyền khác về nhân thân được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự. Như quyền về cư trú, hộ tịch, giám hộ, các quyền về tài sản, thừa kế…
Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là 1 triệu, 2 triệu hay 5 triệu/tháng. Tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng; thì lương tối thiểu vùng hoặc án lệ trước đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc.
Vấn đề này được quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Khi yêu cầu đăng ký khai sinh cho con nếu bố mẹ đã kết hôn thì phải nộp kèm giấy đăng ký kết hôn. … Như vậy, khi hai người không đăng ký kết hôn mà có con thì vẫn có thể khai sinh cho con theo họ của người cha.