Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau mong muốn được giúp đỡ. Việc cấp phép nhập khẩu được pháp luật quy định như thế nào? Thủ tục cấp phép nhập khẩu tàu cá từ nước ngoài vào Việt Nam? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Việc cấp phép nhập khẩu tàu cá được quy định như thế nào?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 26/2019/NĐ-CP
- Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT
Điều kiện nhập khẩu tàu cá được quy định như thế nào?
– Tàu cá nhập khẩu phải có nguồn gốc hợp pháp, tổng công suất máy chính từ 400 CV, trang bị công cụ, thiết bị tiên tiến.
– Tuổi tàu : không quá 5 năm nếu là tàu vỏ gỗ, 8 năm đối với tàu vỏ thép.
– Máy chính của tàu có tuổi không quá 2 năm so với tuổi vỏ tàu.
– Được cơ quan đăng kiểm kiểm tra và xác nhận tình trạng kỹ thuật và trang thiết bị.
– Hồ sơ xuất xưởng của cơ sở đóng tàu (đối với tàu đóng mới).
– Lý lịch máy tàu và các trang thiết bị.
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nhập khẩu tàu cá.
Việc cấp phép nhập khẩu tàu cá được quy định như thế nào?
Điều 58 Nghị định 26/2019/NĐ-CP
1. Hồ sơ cấp phép nhập khẩu tàu cá:
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 07.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;
– Hợp đồng nhập khẩu tàu cá hoặc hợp đồng thuê tàu trần;
– Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá. Hoặc hồ sơ phân cấp tàu cá còn hiệu lực từ 06 tháng trở lên do tổ chức đăng kiểm của nước có tàu cấp (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
– Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, đối với tàu cá đã qua sử dụng (bản chụp có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu);
– Hợp đồng, thanh lý hợp đồng đóng tàu, đối với tàu cá đóng mới.
2. Hồ sơ nêu tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt.
3. Trình tự cấp phép nhập khẩu tàu cá:
– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu tàu cá gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Tổng cục Thủy sản xem xét cấp phép cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 08.TC Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cho phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Giấy phép nhập khẩu tàu cá, cho phép thuê tàu trần phải gửi cho tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu tàu cá hoặc xin thuê tàu trần đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi chủ tàu cá đăng ký hộ khẩu thường trú, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Hải quan.
Thủ tục đăng ký tàu cá nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT quy định về đăng ký tàu cá như sau:
* Đối với tàu cá nhập khẩu cần chuẩn bị hô sơ:
a) Tờ khai đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản theo Mẫu số 02.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng tàu cấp theo Mẫu số 03.ĐKT Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản chính văn bản chấp thuận đóng mới đối với tàu cá hoặc văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với tàu công vụ thủy sản;
d) Bản chính biên lai nộp thuế trước bạ của tàu hoặc bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ của tàu có xác nhận của cơ quan thuế;
đ) Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu);
e) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu (đối với tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên).
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Đăng ký tàu cá có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký, vào sổ đăng ký tàu cá và cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ cơ quan Đăng ký tàu cá phải thông báo ngay cho chủ tàu.
* Nơi thực hiện thủ tục: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản.
Thủ tục hải quan nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng
Doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải nộp cho cơ quan Hải quan khu vực 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 82/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
– Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
– Hợp đồng mua bán tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ ( 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
– Biên bản giao nhận tàu biển đã qua sử dụng được ký kết giữa người bàn giao và người nhận bàn giao ( 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
Căn cứ hồ sơ nhập khẩu tàu biển, quy định của pháp luật về hải quan và các quy định có liên quan khác của pháp luật, cơ quan Hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Nghị định 82/2019/NĐ-CP cũng có hướng dẫn về thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ như sau:
Hồ sơ đề nghị
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính);
b) Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
c) Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Quy trình xử lý
a) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Việc cấp phép nhập khẩu tàu cá được quy định như thế nào? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, hạch toán thuế phụ thuộc…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Người Việt Nam định cư nước ngoài sở hữu nhà Việt Nam không?
- Cây ăn quả lâu năm được cấp chứng nhận quyền sở hữu không?
- Hợp đồng lao động có bắt buộc thông tin nơi ở hiện tại không?
- Giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý có hiệu lực như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT
Điều 21. Đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản
1. Thẩm quyền đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp đăng ký tàu cá trên địa bàn;
b) Tổng cục Thủy sản cấp đăng ký tàu công vụ thủy sản.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP về nhập khẩu tàu cá do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì việc nhập khẩu tàu cá có thể được thực hiện theo những hình thức sau đây:
Nhập khẩu tàu cá bao gồm các hình thức: mua tàu cá của nước ngoài; tiếp nhận tàu cá của Chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ cho Việt Nam.
Tàu cá đã được đưa về Việt Nam
– Người nhập khẩu đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu.
– Người nhập khẩu đã nộp đầy đủ các khoản thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp tàu cá được đăng ký tạm thời).
– Tàu cá đã được cơ quan Đăng kiểm tàu cá Việt Nam có thẩm quyền cấp Sổ đăng kiểm và các Biên bản kiểm tra an toàn kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.