Việc cầm giữ tài sản là một hình thức được thực hiện trong hợp đồng song vụ được quy định trong Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên thì lại ít ai hiểu rõ được vấn đề này! Ngay sau đây hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu kỹ về quy định theo pháp luật hiện hành!
Căn cứ pháp lý:
Cầm giữ tài sản được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 346 Bộ luật dân sự năm 2015; việc cầm giữ tài sản được quy định như sau:
Điều 346. Cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Cầm giữ tài sản được áp dụng ở mọi nơi, mọi chỗ trong giao lưu dân sự.
Nhà luật học người Anh Anfred Silverstown đã có nhận xét rằng:
“ Đa số con người của thế giới văn minh thường xuyên đụng chạm đến chế định cầm giữ tài sản trong đời sống hàng ngày, nhưng nhiều người trong số họ lại không để ý điều này”.
Ở đời sống kinh tế ở Việt Nam hiện nay, ta có thể thấy vô số những xử sự liên quan đến ầm giữ tài sản ở đời thường. Điều đó chứng minh cho sự đúng đắn của nhận xét nêu trên. ( Ví dụ: Nếu một người đi vệ sinh giày thì người vệ sinh giày đương nhiên có quyền giữ giày cho đến khi nhận được tiền trả cho việc vệ sinh giày của mình).
Do đó, bất kì lúc nào trong đời sống hàng ngày; ta đều có thể tham gia vào quan hệ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bằng biện pháp cầm giữ.
Thời điểm phát sinh quyền cầm giữ
Việc cầm giữ tài sản được hình thành trên cơ sở cam kết hay thỏa thuận của các bên.
Việc cầm giữ tài sản được hình thành theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 347 Bộ luật Dân sự năm 2015; quy định về xác lập cầm giữ tài sản như sau:
Điều 347. Xác lập cầm giữ tài sản
1. Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản.
Như vậy, ta có thể khẳng định bản chất của biện pháp cầm giữ tài sản là chiếm giữ tài sản để bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ.
Nội dung của biện pháp cầm giữ tài sản
Nội dung của biện pháp cầm giữ tài sản là quyền và nghĩa vụ của các bên.
Căn cứ theo Điều 349 Bộ luật Dân sự năm 2015; bên cầm giữ tài sản có quyền:
- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ.
- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, gìn giữ tài sản cầm giữ.
- Khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý. (Giá trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ).
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 349 Bộ luật Dân sự năm 2015; bên cầm giữ tài sản có nghĩa vụ:
- Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
- Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
- Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
- Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
- Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
Những quy định trên giúp cho biên pháp cầm giữ tài sản có thể được thực hiện hiệu quả.
Chấm dứt việc cầm giữ tài sản
Căn cứ theo Điều 350 Bộ luật Dân sự năm 2015; việc chấm dứt việc cầm giữ tài sản được quy định như sau:
Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
- Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.
- Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
- Tài sản cầm giữ không còn.
- Theo thỏa thuận của các bên,
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 346 Bộ luật dân sự năm 2015; việc cầm giữ tài sản được quy định như sau:
Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Việc cầm giữ tài sản được hình thành theo quy định của pháp luật.
Việc cầm giữ tài sản được hình thành trên cơ sở cam kết hay thỏa thuận của các bên.
Nội dung của biện pháp cầm giữ tài sản bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên.
Xem thêm: Biện pháp bảo đảm là gì? Giao dịch nào cần đăng ký bảo đảm?
Trên đây là toàn bộ thông tin về:
“Việc cầm giữ tài sản được pháp luật quy định như thế nào?”.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102