Khi thực hiện một giao dịch vay tiền tại các ngân hàng hay tại các tổ chức tín dụng khác thì việc phải trả một khoản tiền được gọi là lãi suất là điều ít khi tránh khỏi. Khoản lãi suất này sẽ được tính trên tỷ lệ phần trăm của số tiền đã vay chứ không phải theo một khung giá cụ thể. Không chỉ khi người dân vay tiền từ ngân hàng phải trả lãi mà ngay cả khi các ngân hàng thương mại vay tiền của Ngân hàng trung ương cũng phải trả khoản tiền lãi này, đây được gọi là lãi suất chiết khấu. Vậy các quy định về lãi suất chiết khấu như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết “Vì sao lãi suất tái chiết khấu thường thấp hơn lãi suất chiết khấu” dưới đây của Luật sư X nhé.
Lãi suất chiết khấu là gì?
Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất mà Ngân hàng Trung Ương hay còn gọi là Ngân hàng Nhà nước ấn định, tính trên các khoản cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu dòng tiền ngắn hạn hoặc bất thường. Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền.
Các ngân hàng thương mại sẽ vay tiền từ ngân hàng Trung Ương để hoạt động khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt không đủ. Lúc này, các ngân hàng thương mại sẽ vay tiền của ngân hàng Nhà nước để đảm bảo mức an toàn trong trường hợp khách hàng rút tiền. Tỷ lệ chiết khấu là công cụ của chính sách tiền tệ nhằm mục đích điều tiết lượng cung tiền trên thị trường. Lãi suất chiết khấu được kỳ hiệu bằng tỷ lệ % như lãi suất thông thường.
Cách tính lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn – chi phí cơ hội của vốn. Lãi suất chiết khấu có thể tính bằng: Chi phí huy động vốn (funding cost) hoặc trung bình trọng số chi phí vốn (Weighted Average Cost of Capital, WACC)
Để tính lãi suất chiết khấu, bạn có thể áp dụng công thức sau:
Chi phí huy động vốn (chi phí gọi vốn): Là tỷ lệ lợi tức người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Nói cách khác, đây là chi phí sử dụng vốn, hay chi phí cơ hội của vốn.
Doanh nghiệp thường huy động vốn qua hai nguồn chính là vay thương mại và cổ đông góp vốn.
Lãi suất tái chiết khấu là gì?
Căn cứ pháp lý: Luật các tổ chức tín dụng 2010
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị trước khi đến hạn thanh toán. Lãi suất tái chiết khẩu là giá cả của dịch vụ mua, bán thương phiếu, giấy tờ có giá.
Lãi suất tái chiết khấu là giá cả của dịch vụ mua, bán thương phiếu, giấy tờ có giá. Mức lãi suất tái chiết khấu phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người có nghĩa vụ trả số tiền ghi trên thương phiếu hay giấy tờ có giá.
Ở các nước xã hội chủ nghĩa trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, do tín dụng thương mại bị xóa bỏ nên không tồn tại thương phiếu và việc chiết khấu, tái chiết khấu trong hệ thống ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thừa nhận việc lưu thông thương phiếu, các giấy tờ có giá nên hệ thống ngân hàng được thực hiện việc chiết khấu, tái chiết khấu. Lãi suất tái chiết khấu được áp dụng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá.
Công thức tính lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu có thể tính bằng:
+ Chi phí huy động vốn (funding cost)
+ Trung bình trọng số chi phí vốn (Weighted Average Cost of Capital, WACC).
Chi phí huy động vốn
Lãi suất chiết khấu có thể được tính bằng chi phí gọi vốn. Đây là tỷ lệ lợi tức người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Nói cách khác, lãi suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn, hay chi phí cơ hội của vốn.
Ví dụ: Nếu rút tiền tiết kiệm với lãi suất 5% để đầu tư thì có thể tính lãi suất chiết khấu là 5%.
Trung bình trọng số chi phí vốn
WACC = chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có 2 nguồn gọi vốn chính:
- Vay thương mại => chi phí của khoản nợ (cost of debt) là lãi suất của khoản vay (1-tax)*lãi suất; và,
- Vốn góp cổ đông => chi phí vốn cổ phần (cost of equity) là thu nhập mong muốn của cổ đông.
WACC có thể tính bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn trên.
WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D)
Trong đó:
- re: tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông
- rD: lãi suất mong muốn của chủ nợ
- E: giá thị trường cổ phần của công ty
- D: giá thị trường nợ của công ty
- TC: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
re = [Div0(1+g)/P0] + g
Trong đó:
- P0 là giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc
- Div0 là cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc
- g: tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của cổ tức.
Vì sao lãi suất tái chiết khấu thường thấp hơn lãi suất chiết khấu?
Hiểu một cách đơn giản, hai loại lãi suất này dựa trên cơ sở các giấy tờ có giá của khách hàng như hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…
Ngân hàng Thương mại sẽ chấp nhận trả tiền cho khách hàng (chủ sở hữu của các loại giấy tờ trên) để đổi lấy một khoản lời gọi là lãi suất chiết khấu (lãi suất chiết khấu loại 2) và thu lại khoản tiền của họ khi đến hạn thanh toán.
Khi các Ngân hàng Thương mại đang cần tiền mà các giấy tờ trên chưa tới hạn thanh toán, họ sẽ mang giấy tờ này bán cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt, bớt cho nhà nước một khoản theo lãi suất tái chiết khấu.
Vì thế mà hai dạng lãi suất này sẽ khác nhau. Lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Trung Ương thường sẽ thấp hơn lãi suất chiết khấu mà Ngân hàng Thương mại dành cho khách hàng của mình.
– Vì hành vi tái chiết khấu cung cấp nguồn vốn cho các ngân hàng nên thông thường lãi suất tái chiết khấu thường nhỏ hơn lãi suất chiết khấu.
– Khi cần mở rộng khả năng tín dụng của các ngân hàng nhằm đẩy lùi lạm phát hay phạt các ngân hàng vi phạm yêu cầu thanh toán, Ngân hàng Trung Ương có thể ấn định lãi suất tái chiết khấu thậm chí lớn hơn lãi suất chiết khấu.
Nhân tố nào ảnh hưởng tới lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu?
Có nhiều yếu tố thị trường tác động tới hai khoản lãi suất này như:
Mức cung và cầu tiền tệ trên thị trường
Cung cấp luôn là yếu tố cơ bản quyết định giá cả của thị trường. Nếu cung về tiền tệ cao, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu có thể được quy định tăng.
Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường, các Ngân hàng Thương mại sẽ tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ giảm tới mức tối thiểu. Bởi sau đó họ có thể vay từ Ngân hàng Trung Ương.
Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn thị trường, Ngân hàng Thương mại phải hạn chế cho vay. Thậm chí phải dự trữ tiền mặt bởi lãi suất cao khách hàng sẽ có nhu cầu tiền mặt nhiều.
Cung tiền được Nhà nước điều tiết. Khi cung và cầu tiền ở trạng thái mất cân bằng, ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lệ chiết khấu để ổn định lại. Nếu cung tiền quá nhiều, Nhà nước sẽ tăng lãi suất chiết khấu nhằm giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường, giảm lạm phát.
Lạm phát
Lạm phát là tình trạng giá trị thị trường của một đồng tiền tăng vượt mức giá trị thực của nó. Lúc này ngân hàng cần hạn chế cho vay bởi nhu cầu tiền mặt của thị trường đang lớn. Lãi suất chiết khấu có thể sẽ được điều chỉnh giảm để kìm hãm lạm phát.
Lạm phát gây ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia, bao gồm lãi suất và tỷ suất chiết khấu.
Để vượt qua suy thoái kinh tế, Ngân hàng Trung Ương thường dùng chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ngược lại, để kiểm soát lạm phát, ngân hàng Trung Ương sẽ nâng lãi suất để hạn chế lượng cung tín dụng đưa vào nền kinh tế.
Như vậy, khi dự đoán lạm phát thì lãi suất chiết khấu cũng tăng và ngược lại.
Chính sách tiền tệ của Chính phủ
Chính sách tiền tệ phụ thuộc vào Ngân hàng Trung Ương, họ điều chỉnh lãi suất để cân bằng nền kinh tế, phòng ngừa lạm phát cũng như khủng hoảng kinh tế xảy ra.
Nếu lãi suất tăng cao hoặc giảm xuống thấp sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế. Do đó, nhà nước sẽ thực hiện các chính sách nhằm điều chỉnh lãi suất, bình ổn nền kinh tế.
Lãi suất tăng sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm, khi đó, ngân hàng nhà nước sẽ tiến hành giảm lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại.
Ngược lại, khi lãi suất giảm, ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất tái chiết khấu để giảm bớt khối lượng tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Từ đó, các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tăng lãi suất tín dụng đối với các thành phần trong nền kinh tế.
Rủi ro tín dụng
Các yếu tố thị trường như tình hình kinh tế, xã hội, sự ổn định về tình hình kinh tế – chính trị, tỷ giá hối đoái, tình hình cân đối ngân sách, tình hình tài chính quốc tế và các chính sách tài chính của nhà nước,… và các chính sách tài khóa của nhà nước cũng là các yếu tố tác động lên lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Vì sao lãi suất tái chiết khấu thường thấp hơn lãi suất chiết khấu”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về đăng ký mã số thuế cá nhân… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Người bao nhiêu tuổi không được uống rượu bia?
- Độ tuổi được phép uống rượu ở Việt Nam là bao nhiêu?
- Uống rượu bia có được lên máy bay không?
Câu hỏi thường gặp
Tác động đối với Ngân hàng thương mại
Tỷ lệ chiết khấu do Ngân hàng Trung Ương thiết lập ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại. Mức chiết khấu cao hay thấp sẽ là cơ sở để các ngân hàng thương mại quyết định tỷ lệ dự trữ tiền mặt bắt buộc.
Nếu lãi suất chiết khấu cao khi so sánh với thị trường, các ngân hàng không thể dự trữ tiền mặt ở mức tối thiểu bởi khi thiếu tiền dự trữ, ngân hàng sẽ phải vay tiền mặt từ ngân hàng Trung Ương để bù vào.
Ngược lại, nếu lãi suất chiết khấu thấp hơn thị trường thì ngân hàng có thể tự do cho vay, chỉ cần dự trữ tiền mặt ở mức bắt buộc tối thiểu.
Tác động đối với Ngân hàng Nhà nước
Lãi suất chiết khấu là công cụ hữu hiệu của ngân hàng Nhà nước để điều tiết lượng tiền cung ứng.
Nếu ngân hàng muốn tăng cung tiền thì sẽ phải giảm lãi suất. Ngược lại, khi muốn giảm lượng cung tiền thì sẽ tăng lãi suất chiết khấu bởi lúc này các ngân hàng sẽ dự trữ tiền để không phải vay tiền mặt với lãi suất cao.
Khi không đủ dự trữ bắt buộc, ngân hàng thương mại phải vay tiền của ngân hàng trung ương. Tình huống này có thể xảy ra bởi vì ngân hàng đã cho vay quá nhiều hoặc bởi vì có quá nhiều các khoản tiền được rút ra. Khi ngân hàng trung ương cho một ngân hàng vay tiền, hệ thống ngân hàng sẽ có nhiều dự trữ hơn và họ có thể tạo ra nhiều tiền hơn.
Ngân hàng Trung ương có thể thay đổi cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Lãi suất chiết khấu càng cao, các ngân hàng càng ít vay tiền của ngân hàng trung ương đề bù đắp dự trữ.
Đồng thời, để có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng trong khi ít vay tiền hơn từ ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ và làm giảm số nhân tiền. Bởi vậy, biện pháp tăng lãi suất chiết khấu có xu hướng làm giảm cơ sở tiền và số nhân tiền, dẫn đến cung ứng tiền tệ giảm.
Ngược lại, biện pháp giảm lãi suất chiết khấu sẽ khuyến khích các ngân hàng vay nhiều tiền hơn từ ngân hàng trung ương và dự trữ với tỉ lệ thấp hơn, dẫn tới cơ sở tiền và số nhân tiền tăng và cung ứng tiền tệ tăng.
Lãi suất chiết khấu có vai trò rất quan trọng, trong ngân hàng trung ương sử dụng hình thức cho vay chiết khấu không chỉ để kiểm soát cung ứng tiền tệ, mà còn giúp đỡ các tổ chức tài chính khi họ rơi vào tình thế khó khăn.
Ví dụ: vào năm 2005, mọi người đồn rằng ngân hàng cổ phần Phương Nam có rất nhiều khoản nợ khó đòi và rất nhiều người gửi tiền đã rút tiền ra. Để cứu ngân hàng này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hoạt động với tư cách người cho vay cuối cùng.