Ngày 30/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em, trong đó, hành vi vi phạm về cấm bạo lực trẻ em có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. Cụ thể quy định này là thế nào, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Các hành vi vi phạm về cấm bạo lực trẻ em
Cụ thể, khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em.
– Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự. lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.
– Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất tinh thần của trẻ em.
– Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
Xử phạt hành vi vi phạm về cấm bạo lực trẻ em
Như vậy, hành vi vi phạm về cấm bạo lực hay bạo hành trẻ em (bắt nhịn ăn, uống; gây tổn hại về tinh thần, thể chất; xúc phạm nhân phẩm, danh dự, …) có thể bị phạt đến 20 triệu đồng,
Theo Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP, mức phạt này áp dụng với các cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm mức phạt đến 40 triệu đồng (gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân).
Trước đây, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cấm ngược đãi trẻ em là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP).
Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP:
– Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với các hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
– Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần. Nghị định 130/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 144/2013/NĐ-CP.
Quyền của trẻ em bao gồm những quyền nào?
Nhà nước bằng pháp luật đảm bảo những quyền này cho trẻ em. Các quyền của trẻ em được quy định tại Điều 12 đến điều 36 Luật trẻ em 2016 như sau:
Quyền sống; Quyền được khai sinh và có quốc tịch; Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyền vui chơi, giải trí; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền về tài sản; Quyền bí mật đời sống riêng tư; Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt;
Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; Quyền được bảo đảm an sinh xã hội; Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; Quyền của trẻ em khuyết tật; Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn.
Quy định về 03 cấp độ bảo vệ trẻ em
– Cấp độ phòng ngừa: gồm các biện pháp áp dụng với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường an toàn, giảm nguy cơ trẻ em bị xâm hại.
– Cấp độ hỗ trợ: gồm các biện pháp áp dụng với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm, loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.
– Cấp độ can thiệp: gồm các biện pháp áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Ngoài ra, Luật còn quy định các yêu cầu bảo vệ trẻ em như: việc bảo vệ phải bảo đảm tính hệ thống, liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành; trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, việc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội chỉ là biện pháp tạm thời.
Luật trẻ em 2016 có hiệu lực từ ngày 01/6/2017.
Video Luật sư X giải đáp thắc về về bạo hành trẻ em
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi dâm ô trẻ em bị phạt đến 8 triệu đồng từ năm 2022
- Mức xử lý với người bạo hành trẻ em
- Bắt trẻ em lang thang đi ăn xin có bị xử phạt không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Vi phạm về cấm bạo lực trẻ em bị phạt đến 20 triệu đồng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Luật Trẻ em 2016, quy định:
“Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Trong bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài; người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam. Do đó tất cả những người dưới 16 tuổi đều được coi là trẻ em theo pháp luật Việt Nam.
– Nếu bị truy cứu về Tội hành hạ người khác, cha mẹ có thể bị chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù có thời hạn, cao nhất là 03 năm tùy vào mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi bạo hành.
– Nếu bị truy cứu về Tội cố ý gây thương tích, cha mẹ có thể bị chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; tù có thời hạn, cao nhất là 20 năm hoặc TÙ CHUNG THÂN tùy vào từng trường hợp được quy định cụ thể tại Điều 134 Bộ luật Hình sự hiện hành.
– Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù
– Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam
– Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 02 năm tù giam