Trong công tác thi hành án dân sự, việc bảo mật thông tin xác minh điều kiện thi hành án có ý nghĩa vô cùng trọng không chỉ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án, làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giải quyết việc thi hành án. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp vi phạm quy định về xác minh điều kiện thi hành án. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc mức phạt theo quy định của pháp luật khi vi phạm quy định về bảo mật thông tin xác minh điều kiện thi hành án.
Căn cứ pháp lý
Luật thi hành án dân sự năm 2008
Chủ thể xác minh điều kiện thi hành án
Căn cứ Điều 44 Luật thi hành án dân sự hiện hành và Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, chủ thể xác minh điều kiện thi hành án bao gồm:
- Chấp hành viên:
Khoản 4 Điều 20 Luật thi hành án dân sự hiện hành quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên như sau: “Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.”
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật thi hành án dân sự hiện hành quy định: “1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay…”
Như vậy, chấp hành viên là chủ thể xác minh điều kiện thi hành án. Chấp hành viên thực hiện xác minh điều kiện thi hành án trong các trường hợp sau:
– Trường hợp hết thời hạn tự nguyện THA mà người phải THA không tự nguyện THA. (Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật thi hành án dân sự hiện hành).
– Trường hợp người thi hành án chưa có điều kiện thi hành án. (Căn cứ tại khoản 2 Điều 44 Luật thi hành án dân sự hiện hành).
– Trường hợp cần phải xác minh lại điều kiện thi hành án. (Căn cứ khoản 5 Điều 44 Luật thi hành án dân sự hiện hành).
- Cơ quan thi hành án được ủy quyền xác minh:
Căn cứ khoản 3 Điều 44 Luật thi hành án dân sự hiện hành và khoản Điều 9 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, trong trường hợp cần làm rõ thông tin về tài sản, nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở của người phải thi hành án hoặc các thông tin khác liên quan đến việc thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền xác minh cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có thông tin trên.
- Người được thi hành án:
Luật thi hành án dân sự hiện hành quy định về quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, trong đó, tại điểm đ khoản 1 Điều 7 quy định: “Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh, cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án”. Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 44 Luật thi hành án dân sự hiện hành quy định: “Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự…”
Thông tin xác minh điều kiện thi hành án được sử dụng cho mục đích gì ? Ai có trách nhiệm bảo mật?
- Thông tin xác minh điều kiện thi hành án chỉ được sử dụng cho mục đích thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được bảo quản theo chế độ mật theo quy định của pháp luật.
- Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại, người yêu cầu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm bảo mật thông tin được cung cấp.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại (khoản 1, 2 Điều 47 NĐ số: 08/2020/NĐ-CP ) thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định về bảo mật thông tin xác minh điều kiện thi hành án
Điều 47 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại quy định bảo mật thông tin xác minh điều kiện thi hành án như sau:
– Thông tin xác minh điều kiện thi hành án chỉ được sử dụng cho mục đích thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được bảo quản theo chế độ mật theo quy định của pháp luật.
– Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại, người yêu cầu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm bảo mật thông tin được cung cấp.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Theo đó, thông tin được cung cấp từ việc xác minh điều kiện thi hành án chỉ được sử dụng cho mục đích thi hành bản án của bạn. Bạn và những cá nhân, tổ chức liện quan có nghĩa vụ bảo mật thông tin này. Người vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại tùy theo tính chất vi phạm. Do đó, việc bảo mật thông tin là tuyệt đối, bạn không được phép cho người bạn của bạn biết được thông tin này, và sử dụng thông tin này vào mục đích khác ngoài bản án của bạn.
Nghị định số 08/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 24/02/2020 và thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP.
Vi phạm quy định về bảo mật thông tin xác minh điều kiện thi hành án
Nội dung | |
Mô tả hành vi | Vi phạm quy định về bảo mật thông tin xác minh điều kiện thi hành án |
Hình thức xử phạt | Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng |
Biện pháp bổ sung | |
Biện pháp khắc phục | |
Thẩm quyền | Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự |
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vi phạm quy định về bảo mật thông tin xác minh điều kiện thi hành án”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Cung cấp thông tin tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử bị xử phạt như thế nào?
- Thông tin trên thẻ căn cước công dân gồm những gì?
- Lừa đảo lấy thông tin vay tiền
Câu hỏi thường gặp
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
– Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Như vậy, Thừa phát lại có thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án nếu vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải ra quyết định xác minh điều kiện thi hành án, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Việc xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện trực tiếp hoặc bằng văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.
– Khi trực tiếp xác minh, Thừa phát lại xuất trình giấy giới thiệu của Văn phòng Thừa phát lại, Thẻ Thừa phát lại kèm theo các tài liệu có liên quan quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và phải công bố quyết định xác minh hoặc quyết định thi hành án trong trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành án; lập biên bản về việc xác minh. Biên bản phải có chữ ký của Thừa phát lại, người cung cấp thông tin, xác nhận của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin. Nếu chưa thực hiện được ngay việc cung cấp thông tin thì phải ghi rõ lý do trong biên bản. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
– Người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền sử dụng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
– Trong trường hợp có căn cứ xác định kết quả xác minh không khách quan, chính xác thì cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có quyền không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản có nêu rõ lý do.