Trong đời sống, có rất nhiều vi phạm pháp luật xảy ra, trong đó có vi phạm pháp luật hành chính mà theo quy định chủ thể vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm của mình. Vậy quy định về xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này:
Căn cứ pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Nội dung tư vấn
Vi phạm hành chính là gì?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính
Mặt khách quan
Mặt khách quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm hành chính. Hành vi có thể biểu hiện dưới hình thức hành động ví dụ: làm hàng giả, kinh doanh trái phép,…; hoặc dưới hình thức không hành động như: đi xe máy không có bằng lái; không có phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở sản xuất. Hành vi có thể bị xử phạt bất kể có hậu quả hay chưa. Nếu có hậu quả cần xác định thêm yếu tố nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Ngoài ra cần xét thêm các yếu tố về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, phương tiện,…
Mặt chủ quan
Lỗi cố ý thể hiện chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi; thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra; hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Mặt chủ quan của vi phạm hành chính là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể thực hiện hành vi. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi, thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Lỗi vô ý thể hiện chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra.
Động cơ, mục đích vi phạm là yếu tố cũng được tính đến khi xem xét mặt chủ quan của nhiều vi phạm hành chính để quyết định các hình thức và mức xử phạt cụ thể.
Chủ thể
Chủ thể vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính.
Đối với cá nhân, phải ở tuổi nhất định; có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ; vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế; thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Đối với tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Khách thể
Khách thể của vi phạm hành chính là những quan hệ xã hội được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng bị vi phạm hành chính xâm hại, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại.
Khách thể chính là dấu hiệu để nhận biết: Vi phạm hành chính là hành vi xâm hại đến trật tự quản lý hành chính nhà nước được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện; ngăn chặn kịp thời; xử lý nghiêm minh; khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan; đúng thẩm quyền; đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ; hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có các hành vi do pháp luật quy định
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình; hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để chứng minh mình không vi phạm.
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần đối với cá nhân.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo
- Nghị định 98/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số
Trên đây là bài viết của chúng tôi, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có vấn đề pháp lý cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Vi phạm hành chính có tổ chức là trường hợp cá nhân; tổ chức câu kết với cá nhân, tổ chức khác để cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân; tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan; khi có căn cứ cho rằng quyết định là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính xử phạt vi phạm hành chính trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó.