Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Ngoài các quy định liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, pháp luật còn ghi nhận các tội phạm liên quan đến lĩnh vực này trong Bộ luật Hình sự qua các thời kỳ. Vậy vi phạm các quy định về sử dụng đất đai xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới. Hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép. Hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
– Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
– Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai
1) Khách thể
Tội phạm có khách thể là trật tự quản lý của Nhà nước về đất đai. Đối tượng tác động của tội phạm là nội dung các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất đai.
2) Mặt khách quan
Thứ nhất, có một trong các hành vi:
– Hành vi lấn chiếm đất;
– Hành vi chuyển quyền sử dụng đất trái phép và hành vi sử dụng đất trái phép.
Những thủ đoạn lấn chiếm đất đai như:
– Hành vi chuyển quyền sử dụng đất trái phép là hành vi buôn bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai trái với các quy định của Nhà nước bằng các thủ đoạn như: chuyển quyền sử dụng đất cho người khác khi mình không có quyền đó, …
– Hành vi sử dụng đất trái phép là hành vi khai thác, sử dụng đất đai trái với các quy định của Nhà nước như: khai thác đất không đúng với quy định của Nhà nước,…
Thứ hai, có hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra, như:
– Phá vỡ quy định hoặc sử dụng đất đai của Nhà nước,
– Làm xói mòn hoặc làm nghèo đất canh tác,
Hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội phạm này, chưa được xoá án mà còn vi phạm.
Thoả mãn hai dấu hiệu trên mới cấu thành Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai.
3) Chủ thể
Chủ thể của tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai là người đủ năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
4) Mặt chủ quan
Tội phạm được thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; nhận thức được hậu quả có thể hoặc tất yếu xảy ra nhưng vẫn thực hiện.
Hình phạt đối với tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai
– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây. Có thể bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
– Hình phạt tiền: Có thể bị phạt tới 2.000.000.000 đồng
– Hoặc hình phạt tù cao nhất là 7 năm tù giam có thời hạn.
Hành vi lấn chiếm đất là hành vi của người sử dụng mọi thủ đoạn lấn chiếm đất thuộc quyền quản lý của Nhà nước nhằm xác lập bất hợp pháp quyền sử dụng đất hoặc sử dụng trái phép đất đai.
Hành vi lấn chiếm đất đai có thể bị xử phạt hành chính với việc phạt tiền lên tới 10.000.000 đồng hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện hành.