Xin chào Luật sư X. Tôi có rất nhiều điều chưa rõ về vi phạm bản quyền trong môi trường kỹ thuật số? Mong Luật sư sớm phản hồi để phân tích chi tiết về vấn đề trên để tôi được hiểu cạn kẽ. Xin cảm ơn!
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ phân tích thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP
Vi phạm bản quyền
Bản quyền
Bản quyền là một quyền hợp pháp (tương đương quyền tác giả) được cấp cho người tạo ra tác phẩm gốc. Bản quyền bảo vệ các tác phẩm gốc có quyền tác giả được “cố định” trong một số phương tiện vĩnh viễn hoặc bán vĩnh viễn.
Nó có thể bao gồm mọi thứ, từ các tác phẩm văn học đến các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc đến phim ảnh, thiết kế kiến trúc đến phần mềm máy tính và nhiều tác phẩm khác có quyền tác giả.
Bản quyền hay còn được ký hiểu là (R) là viết tắt của từ Registered có nghĩa là đã đăng ký, đã được bảo hộ. Đây là quy ước chung của quốc tế nhằm thể hiện cho những dấu hiệu mà nó đi kèm chính là các hàng hóa đã được bảo hộ.
Vi phạm bản quyền là gì?
Vi phạm bản quyền là việc sử dụng tác phẩm của người khác đã đăng ký bản quyền và được pháp luật bảo vệ bởi luật bản quyền một cách trái phép như quyền sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ…
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, xác định hành vi xâm phạm: Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Yếu tố xâm phạm
- Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
- Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
- Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
- Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
- Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế
Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
- Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
- Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
- Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.
Môi trường kỹ thuật số
Kỹ thuật số
Kỹ thuật số là kiểu tín hiệu và định dạng dữ liệu trong ngành điện tử, sử dụng các trạng thái rời rạc với tượng tự, dùng những thay đổi liên tục của tín hiệu.
Các tín hiệu số tồn tại như các chuỗi số theo thời gian. Thường sử dụng các bit (số) “0” và “1”.
Bit (b) là đơn vị thông tin. Bít có thể nhận 2 giá trị 0 hoặc 1. Nó có thể được biểu diễn theo nhiều cách khác nhau. Có thể là trạng thái đóng hoặc mở của mạch điện,… Các bít có thể dùng để thể hiện số tự nhiên trọng hệ nhị phân.
Từ số còn dùng để chỉ phương pháp lưu trữ dữ liệu ở dạng số.
Hệ nhị phân là một hệ đếm cùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số, bằng tổng số các lũy thừa của 2. Hai lý tự đó thường là 0 và 1. Chúng được dùng để biểu đạt hai giá trị hiệu điện thế tương ứng. Do đó, ưu điểm tính toán đơn giản, dễ dàng thực hiện về mặt vật lý.
Môi trường kỹ thuật số
Môi trường kỹ thuật số là chỉ tổ hợp các yếu tố bên ngoài, bao trùm của một hệ thống kiểu tín hiệu và định dạng dữ liệu dựa trên thuật số, ở dạng nhị phân với đơn vị là các bit, dùng hai ký tự để biểu đạt một giá trị số. “0” và “1” trên cơ sở tổng số các lũy thừa của 2, để định dạng cac kiểu tín hiệu và dữ liệu được mo tả bằng các bit. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng của nó.
Hiện nau, kỹ thuật số đã thâm nhập và ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội: máy tính, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại kỹ thuật số, truyền hình kỹ thuật số, thư điện tử, truyền hình trực tuyến, giáo dục từ xa, các phương tiện sao lưu giữ kỹ thuật số, các thiết bị kỹ thuật số, ngôi nhà số…tất cả đã thâm nhập và chiếm lĩnh mọi mặt của đời sống.
Bản quyền (quyền tác giả) trong môi trường kỹ thuật số
Trong môi trường kỹ thuật số các bản quyền dễ bị xâm nếu chúng được đưa vào và truyền thông qua các hệ thống mạng kỹ thuật số tương tác. Cộng đồng quyền tác giả hiện nay mong muốn khai thác các sản phẩm trí tuệ của mình theo cách thức là có thể đưa các sản phẩm này lên mạng và nhận được phí của người sử dụng.
Trong khi đó, một chiếc máy tính có kết nối internet, người dùng internet có thể khai thác, sử dụng hàng loạt sản phẩm trí tuệ một cách dễ dàng thông qua các trang web mà không cần biết tác giả là ai.
Như vậy, bản quyền trong môi trường kỹ thuật số chính là quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm được bảo hộ trên nền tảng kỹ thuật số.
Vi phạm bản quyền trong môi trường kỹ thuật số
Xử lý vi phạm bản quyền trong môi trường kỹ thuật số
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm bị xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
- Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Bên cạnh đó, Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về xử lý hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm bản quyền
Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu xử lý xâm phạm; họ tên người đại diện, nếu yêu cầu được thực hiện thông qua người đại diện;
- Tên cơ quan nhận đơn yêu cầu;
- Tên, địa chỉ của người xâm phạm; tên, địa chỉ của người bị nghi ngờ là người xâm phạm trong trường hợp yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan (nếu có);
- Tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Thông tin tóm tắt về quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm: loại quyền, căn cứ phát sinh quyền, tóm tắt về đối tượng quyền;
- Thông tin tóm tắt về hành vi xâm phạm: ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, mô tả vắn tắt về sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm và các thông tin khác (nếu có). Đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm thì cần có thêm thông tin về cách thức xuất khẩu, nhập khẩu, nước xuất khẩu, cách thức đóng gói, người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, đặc điểm phân biệt hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp với hàng hoá xâm phạm; nguy cơ xảy ra các tình huống cần áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt và các thông tin khác (nếu có);
- Nội dung yêu cầu áp dụng biện pháp xử lý xâm phạm;
- Danh mục các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn;
- Chữ ký của người làm đơn và đóng dấu (nếu có)
Mời bạn xem thêm
- Quy định về thành lập trường mầm non
- Điều kiện để mở trung tâm tin học
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Vi phạm bản quyền trong môi trường kỹ thuật số”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, luật bay flycam… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm:
a) Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;
b) Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;
c) Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;
d) Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả
Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.