Chắc hẳn, trong cuộc sống, khi thực hiện các thủ tục pháp lý, chúng ta đã từng nghe đến thuật ngữ “vi bằng”. Và có những trường hợp, chúng ta cần thiết phải có vi bằng. Đây có thể là chứng cứ cần thiết khi các tranh chấp xảy ra trong các giao dịch dân sự. Theo quy định của pháp luật hiện hành, vi bằng được lập theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Cũng theo Nghị định này, vi bằng do Thừa phát lại lập ra cũng có thể được sử dụng là như là một nguồn chứng cứ để Tòa án xét xử và đưa ra các quyết định cần thiết. Vi bằng có giá trị pháp lý không? Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng như thế nào? Thủ tục lập vi bằng ra sao? Có những trường hợp nào thừa phát lại sẽ không được lập vi bằng? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức pháp lý hữu ích nhất.
Căn cứ pháp lý
Vi bằng là gì?
Vi bằng là một thuật ngữ pháp lý và được định nghĩa tại Khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm vi bằng như sau:
“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Theo định nghĩa nếu trên ta có thể hiểu vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.
Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng
Vi bằng lập thành văn bản viết bằng tiếng Việt và có các nội dung chủ yếu sau:
– Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
– Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
– Người tham gia khác (nếu có);
– Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
– Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
– Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng
– Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.
Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.
Thủ tục lập vi bằng
Theo điều Điều 39 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại quy định về thủ tục lập vi bằng như sau:
“1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
2. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
3. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.”
Thừa phát lại có thẩm quyền lập vi bằng và thủ tục để tiến hành lập vi bằng được quy định như trên. Có thể thấy rằng thủ tục lập vi bằng được pháp luật quy định rất chặt chẽ, vi bằng phải được lập theo trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật. Nếu vi bằng không đáp ứng các điều kiện luật định trong đó có điều kiện về thủ tục lập vi bằng thì vi bằng sẽ không được coi là hợp pháp và không có giá trị làm chứng cứ trước Tòa án.
Vi bằng có giá trị pháp lý không?
Cụ thể theo Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:
“2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Điều trên có nghĩa, vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng, là một chứng cứ công nhận có việc mua bán, giao nhận tiền nhà chứ không phải là một thủ tục hành chính để đảm bảo giá trị tài sản”.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên có thể thấy giá trị pháp lý của vi bằng như sau:
Văn phòng thừa phát lại cũng chỉ ghi nhận lại hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng thực quan hệ giao dịch mua bán tài sản. Vi bằng không có chức năng như công chứng, chứng thực, công chứng chứng thực việc giao dịch mua bán tài sản; Vi bằng không thay thế các văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
Việc lập vi bằng được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận giao dịch của các bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra. Như vậy, vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ và được Tòa án ghi nhận, đây là đặc điểm cho thấy việc lập vi bằng sẽ có thể giảm thiểu rủi ro pháp lý khi tham gia các giao dịch.
Như vậy, kết luận lại là công chứng vi bằng không có giá trị pháp lý mà chỉ có giá trị chứng cứ.
Hiện nay có nhiều tổ chức bất động sản thường rao bán và tư vấn cho khách hàng của mình về việc mua vi bằng công chứng, tuy nhiên đây không phải là văn bản có giá trị pháp lý. Do đó cần nắm vững các quy định pháp luật để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Những trường hợp thừa phát lại không được lập vi bằng
Thừa phát lại không lập vi bằng trong các trường hợp sau đây:
– Trong trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
– Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.
– Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.
– Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
– Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
– Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
– Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
– Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nhà vi bằng có làm sổ được không?
- Hệ quả pháp lý của công tác hòa giải tranh chấp đất đai
- Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Vi bằng có giá trị pháp lý không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ công văn xác minh đăng ký lại khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Lập vi bằng là cách thức được nhiều người lựa chọn để giảm thiểu rủi ro pháp lý. Vậy khi lập vi bằng cần có những giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu lập vi bằng;
– Phiếu thỏa thuận lập vi bằng trong đó có các nội dung: nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi bằng, chi phí lập vi bằng…đồng thời tiến hành tạm ứng chi phí lập vi bằng;
– Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu lập vi bằng. Vi bằng được lập thành 03 bản chính: 01 bản gửi lên Sở tư pháp trực thuộc để đăng ký.
Để đảm bảo tính trung thực, khách quan, việc lập vi bằng phải tuân theo các nguyên tắc sau:
– Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, nhưng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
– Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Thừa phát lại không được lập vi bằng để ghi nhận những sự kiện, hành vi mà mình không trực tiếp chứng kiến hoặc những sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác.
– Thừa phát lại không được tham gia vào sự kiện, hành vi mà mình ghi nhận trong vi bằng.
– Thừa phát lại không được thay đổi nội dung vi bằng đã được lập, trừ trường hợp phải sửa lỗi kỹ thuật. Thừa phát lại có thể lập vi bằng để ghi nhận sự kiện mới phát sinh để bổ sung cho vi bằng trước đó.
Người có thẩm quyền lập vi bằng là Thừa phát lại. Trên cơ sở yêu cầu của đương sự, Thừa phát lại lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu đó. Các sự kiện, hành vi này phải hợp pháp và xảy ra trên địa bàn cấp tỉnh nơi có Văn phòng Thừa phát lại. Pháp luật cũng quy định rõ, Thừa phát lại chưa lập vi bằng đối với một số trường hợp sau:
– Những việc thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân các cấp.
– Những sự kiện, hành vi thuộc về bí mật đời tư theo quy định tại điều 38 của Bộ luật dân sự và văn bản liên quan; những sự kiện, hành vi có tính chất nhạy cảm ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
– Nhằm xác nhận, hợp thức hóa các giao dịch trái pháp luật.
Mặc dù không được lập vi bằng để chuyển nhượng nhà đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định nhưng Thừa phát lại được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện liên quan đến chuyển nhượng nhà đất như sau:
– Xác nhận tình trạng nhà, đất.
– Giao nhận tiền khi chuyển nhượng nhà đất hợp pháp, khi hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
– Ghi nhận việc đặt cọc,…