Trong giai đoạn hiện nay, tình hình dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được; có thể xuất hiện các chủng vi rút mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường. Tuy nhiên, việc bao phủ vắc xin, có thuốc điều trị giúp giảm số ca nặng; tử vong và giảm tỷ lệ mắc. Do vậy, đã có nhiều quốc gia thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh. Xuất phát từ thực tế đó, những quy định về xét nghiệm covid; cách ly y tế cũng đã có những thay đổi phù hợp. Một trong những vấn đề mà người dân đặc biệt quan tâm trong giai đoạn trước tết nguyên đán Nhâm Dần 2022 là: “Về quê ăn Tết có phải test PCR trước không?“.
Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X
Cơ cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Test PCR là gì?
Xét nghiệm PCR hiện nay đang được sử dụng để phát hiện những người nhiễm virus SARS-CoV-2 bởi độ chính xác cao và thời gian nhận kết quả nhanh chóng. Để thực hiện được xét nghiệm PCR COVID-19 cần có những trang thiết bị cùng với các vật liệu phụ trợ đặc biệt. Bên cạnh đó, kỹ thuật viên thực hiện xét nghiệm này phải là người được đào tạo bài bản; có chuyên môn cao; và chỉ một số cơ sở y tế được cấp phép mới có thể thực hiện xét nghiệm này.
Phương pháp xét nghiệm PCR COVID-19 có thể nhận được kết quả sau ít nhất là 4 – 5 giờ đồng hồ. Để kết luận chính xác rằng người nghi nhiễm có bị mắc COVID-19 hay không cần thực hiện xét nghiệm ít nhất 3 – 5 lần tại nhiều thời điểm khác nhau. Trong thời gian chờ đợi kết quả giữa các lần xét nghiệm người bệnh cần thực hiện cách ly để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Về quê ăn Tết có phải test PCR trước không?
Quy định về việc về quê ăn Tết có phải test PCR?
Theo quy định của Chính phủ tại Nghị quyết 128/NQ-CP, việc đi lại của người dân từ các địa bàn có dịch thực hiện như sau:
Biện pháp | Cấp 1 | Cấp 2 | Cấp 3 | Cấp 4 |
3. Đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau * Tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. ** Tuân thủ các điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng địa phương có địa điểm cách ly tập trung đảm bảo an toàn và được cá nhân người thuộc diện cách ly đồng ý; thì có thể tổ chức cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà. | Không hạn chế | Không hạn chế | Không hạn chế, có điều kiện* | Hạn chế** |
Theo đó,
– Khu vực có dịch cấp 1, cấp độ 2: Không hạn chế.
– Khu vực có dịch cấp 3: Không hạn chế nhưng phải tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm.
– Khu vực có dịch cấp 4: Hạn chế và phải tuân thủ điều kiện tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn có Bộ Y tế. Nếu tỉnh có địa điểm cách ly tập trung an toàn và người dân đồng ý thì có thể cách ly tập trung thay cho cách ly tại nhà.
Trường hợp nào về quê ăn Tết phải xét nghiệm PCR
Bộ Y tế đã hướng dẫn cụ thể về việc xét nghiệm của người dân tại Quyết định 4800 như sau:
b) Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
c) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh. Chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
Như vậy, người dân không phải xét nghiệm khi đi lại mà chỉ xét nghiệm khi đến từ địa bàn có dịch cấp độ 4 hoặc vùng phong toả. Nếu đã tiêm đủ liều hoặc đã khỏi Covid-19 thì người dân chỉ bị xét nghiệm khi điều tra dịch tễ hoặc đến từ tỉnh có dịch ở cấp độ 4 (vùng đỏ).
Yêu cầu kết quả xét nghiệm
Đặc biệt, khoản 2.1 Điều 2 Công văn 4972/BYT-MT ngày 08/11/2021 khẳng định:
Chỉ đạo chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh (không đưa ra các yêu cầu người dân phải trình kết quả xét nghiệm khi vào địa bàn tỉnh, thành phố);
Có thể thấy, khi người dân về quê đón Tết sẽ không phải trình kết quả xét nghiệm (dù là bằng phương pháp PCR hay test nhanh) trước khi về quê. Chỉ trường hợp người về từ tỉnh có dịch cấp 4 hoặc vùng phong toả thì mới phải xét nghiệm sau khi trở về địa phương.
Về quê ăn Tết có phải test PCR trước không, quy định của các địa phương?
Hiện các địa phương không cấm người dân về quê đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; nhưng mỗi địa phương vẫn áp dụng những quy định chống dịch khác nhau đối với người dân trở về quê đón Tết.
Có tỉnh yêu cầu xét nghiệm (test nhanh, PCR), cách ly y tế gây khó dễ cho người dân trong quyết định về quê. Trong khi đó có không ít tỉnh lại nới lỏng, chào đón người dân về quê sum vầy đón Tết. Theo đó, người dân được yêu cầu khai báo y tế và đảm bảo 5K, khuyến khích thông thương hàng hoá…
Đồng thời, nhấn mạnh việc sinh hoạt, đi lại; giao thương của người dân trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch tuân thủ đúng và đầy đủ quy định 5K. Như vậy, Bộ Y tế không nêu các điều kiện về việc xét nghiệm, cách ly với người về quê ăn Tết. Tuy nhiên, mỗi tỉnh có cách làm “lỏng”, “chặt” khác nhau.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về “Về quê ăn Tết có phải test PCR trước không?“. Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hầu hết các địa phương đều tạo điều kiện thuận lợi cho người dân từ các nơi về quê ăn Tết nhưng khuyến cáo chấp hành tốt các biện pháp phòng dịch. Tùy từng địa phương có những quy định khác nhau. Chẳng hạn, tỉnh Hưng Yên quy định: Người dân phải thực hiện khai báo y tế; tự cách ly tại nhà 14 ngày nếu chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc 7 ngày nếu đã tiêm đủ 2 mũi. Khi kết thúc cách ly, người dân phải tự test nhanh COVID-19 có kết quả âm tính mới được tham gia hoạt động tại cộng đồng.
Phân loại cấp độ dịch
– Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.
– Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.
– Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.
– Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Giải đáp thắc mắc về quê ăn Tết có phải test PCR trước không? Cũng cần lưu ý tiêu chí đánh giá cấp độ dịch:
a) Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian.
b) Độ bao phủ vắc xin (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao; tỷ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỷ lệ tiêm đủ liều).
c) Khả năng thu dung, điều trị của các tuyến. (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).