Cho vay tiền là một trong những quan hệ dân sự phổ biến được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, đôi khi việc cho người khác vay tiền không phải lúc nào cũng suôn sẻ; có rất nhiều trường hợp sau khi vay tiền; bên vay tiền vì nhiều lý do khác nhau mà không có khả năng trả nợ. Cũng có rất nhiều trường hợp cố tình không trả nợ. Một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm trong trường hợp này đó là liệu có được đến nhà người vay lấy tài sản để trừ nợ không ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này, qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định về hợp đồng vay tài sản và nghĩa vụ của bên vay
Tại điều 463 Bộ luật dân sự 2015; quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng; chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thỏa thuận của các bên theo đó bên. Theo đó hình thức của hợp đồng có thể được lập dưới dạng văn bản; lời nói…
Tại điều 466 Bộ luật dân sự quy định về nghĩa vụ của bên vay tài sản; theo đó ngoài các thỏa thuận tùy nghi thì bên vay phải có nghĩa vụ như sau:
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn.
- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ; thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi; với mức lãi suất tối đa là 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả; không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng; tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
+ Trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi; theo mức lãi suất tối đa không quá 10%/năm của số tiền chậm trả.
Vậy trong trường hợp bên vay, không thực hiện việc trả nợ; đúng như hợp đồng giữa các bên, thì bên cho vay có được đến nhà lấy tài sản để trừ nợ ?
Vay tiền không trả có được đến nhà lấy tài sản để trừ nợ ?
Vay tài sản là giao dịch dân sự phổ biến phát sinh nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, không phải lúc nào giữa con nợ cũng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn.
Khi đến hạn mà bên vay không trả được nợ, nhiều trường hợp người cho vay; đã tự ý định đoạt tài sản của người vay bằng cách đến nhà bên vay để lấy tài sản đem đi bán trừ nợ.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 195 Bộ luật dân sự 2015; quy định về quyền định đoạt tài sản của người không phải chủ sở hữu như sau:
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản; theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
Theo quy định trên, thì người không phải là chủ sở hữu của tài sản; chỉ có quyền định đoạt tài sản của người khác trong trường hợp được ủy quyền; hoặc được chủ sở hữu đồng ý. Trường, hợp người vay tiền không trả; thì bên cho vay cũng không được quyền đến nhà lấy tài sản để trừ nợ.
Đến nhà con nợ lấy tài sản để trừ nợ có vi phạm pháp luật
Việc người cho vay đến nhà con nợ lấy tài sản; thông thường là hành vi không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Đôi khi, để lấy được tài sản; bên cho vay còn sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để cưỡng chế đối với người vay; khiến họ không còn cách nào khác ngoài giao tài sản.
Tuy nhiên, với các hành vi trên, tùy vào tính chất; mức độ và tình huống cụ thể mà chủ nợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau:
Tội cướp tài sản
Tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Trong trường hợp nặng nhất người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 18 – 20 năm hoặc tù chung thân khi chiếm đoạt tài sản trị giá trên 500 triệu, làm chết người…
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng; phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lấy tài sản để trừ nợ có thể phạm Tội cưỡng đoạt tài sản
Nếu chủ nợ đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người vay để chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù từ 01 – 05 năm.
Trong trường hợp nặng nhất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 12-20 năm; trong trường hợp, cưỡng đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung; là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tóm lại, trong trường hợp bên vay không trả tiền; thì bên cho vay cũng không được đến nhà lấy tài sản để trừ nợ. Biện pháp tốt nhất để đòi lại tiền; đó là thực hiện thủ tục khởi kiện dân sự ra tòa án để yêu cầu bên vay phải trả tiền. Trường hợp, có dấu hiệu cố tình không trả; thì người cho vay có thể yêu cầu khởi tố về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Vay tiền không trả có được đến nhà lấy tài sản để trừ nợ ?giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Để không vi phạm pháp luật, chủ nợ không được thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần hoặc bắt giữ người vay trái pháp luật.
Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
vay tiền nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Theo quy định của pháp luật trường hợp người vợ vay tiền để phục vụ mục đích thiết yếu của gia đình thì cả hai phải có nghĩa vụ liên đới trả nợ nếu đây là vay cho mục đích chung. Trường hợp vợ vay tiền vì mục đích cá nhân mà chồng không biết thì không có nghĩa vụ phải trả nợ liên đới.