Vận động viên là những người được đào tạo để tham gia thi đấu thể thao tại các hội thao, giải đấu quốc gia, quốc tế. Vận động viên đòi hỏi phải luyện tập với chế độ khắc nghiệt để có thể lập được thành tích tại các cuộc thi. Do đó, khi đạt được thành quả nhất định, vận động viên sẽ nhận được các khoản tiền thưởng xứng đáng cho công sức mình bỏ ra. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Vận động viên nhận tiền thưởng có phải nộp thuế không? Trường hợp nào vận động viên nhận tiền thưởng phải nộp thuế? Trường hợp nào vận động viên nhận tiền thưởng phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế gì?
Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng trong, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
- Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)
- Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).
Vận động viên nhận tiền thưởng có phải nộp thuế không?
Để xem xét có thu thuế từ tiền thưởng của các vận động viên hay không và thu như thế nào cần xem xét 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Tổ chức, cá nhân thưởng cho tuyển thủ với tư cách thưởng của tổ chức, cá nhân cho một tổ chức.
Trong trường hợp này các vận động viên nhận được khoản tiền thưởng từ tổ chức được coi là thu nhập từ tiền lương, tiền công và phải chịu thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định trong Thông tư 111/2013/TT-BTC với mức thuế tối đa 35% (nếu thu nhập tính thuế bình quân tháng trên 80 triệu đồng). Giả sử mức tiền thưởng là 50 tỷ đồng thì tổng mức thuế của các vận động viên tính nhanh gần 17,5 tỷ đồng (30 tỷ x 35%).
Ví dụ: Tiền thưởng theo thành tích thi đấu do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam hoặc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thưởng cho mỗi vận động viên thì khoản này phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp 2: Tổ chức, cá nhân thưởng trực tiếp cho các vận động viên thông qua trung gian nhận hộ sau đó chi hộ.
Tình huống này có 2 khả năng xảy ra:
+ Thứ nhất, Nếu các tổ chức, cá nhân thưởng trực tiếp cho các vận động viên thông qua đơn vị trung gian nhận hộ, chi hộ nhưng nếu hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế hoạt động đã có văn bản thỏa thuận giữa các vận động viên và đơn vị trung gian có quy định rằng: Tất cả các khoản thu nhận được từ tiền thưởng (được biếu tặng) cho các vận động viên đều thuộc đơn vị trung gian, sau đó đơn vị sẽ phân chia tiền thưởng cho các tuyển thủ … theo tỷ lệ đã thỏa thuận.
Khi đó việc xác định thuế của các tuyển thủ được coi là thu nhập từ tiền lương, tiền công và và phải chịu thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định trong Thông tư 111/2013/TT-BTC như trường hợp 1.
+ Thứ hai, Nếu các tổ chức, cá nhân thưởng trực tiếp cho các vận động viên thông qua đơn vị trung gian nhận hộ, chi hộ đồng thời các khoản thưởng này đơn vị không được thụ hưởng mà chỉ đóng vai trò nhận hộ sau đó chi trả lại cho các vận động viên theo yêu cầu của người thưởng. Hay nói cách khác là các vận động viên được nhận tiền thưởng từ các tổ chức, cá nhân đã thưởng như một khoản thu nhập từ quà biếu, quà tặng từ tổ chức, cá nhân bên ngoài.
Theo quy định tại điểm d khoản 10 điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì Khoản thu nhập từ quà biếu, quà tặng (tiền thưởng) nhận được phải chịu thuế chỉ bao gồm những tài sản gắn liền với quyền sở hữu như: Nhà, bất động sản, xe ô tô, mô tô, cổ phiếu, phần vốn góp… như vậy nếu thưởng bằng tiền thì Luật thuế của chúng ta chưa quy định thu thuế thu nhập cá nhân. Do đó các vận động viên không phải nộp thuế trong trường hợp nhận thưởng bằng tiền từ các tổ chức, cá nhân trong trường hợp này.
Ví dụ: Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tặng bằng khen cho vận động viên kèm theo khoản tiền theo quy định tại Luật Thi đua – khen thưởng thì khoản tiền thưởng này không chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trường hợp nào vận động viên nhận tiền thưởng phải nộp thuế?
Căn cứ Khoản 6 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, nếu tiền thưởng của vận động viên thuộc một trong các trường hợp được miễn thuế nêu trên thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Ngược lại, nếu không thuộc các trường hợp này thì vận động viên nhân tiền thưởng sẽ phải nộp thuế theo quy định. Các hiện vật được tặng có tính chất tiền lương, tiền công cũng phải chịu thuế và sẽ phải quy đổi thành tiền để tính thuế.
Quy định về mức tiền thưởng của vận động viên lập thành tích tại các đại hội thi đấu thể thao quốc tế
Căn cứ khoản 1 và khoản 4 Điều 8 Nghị định 152/2018/NĐ-CP quy định mức thưởng bằng tiền đối với vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế như sau:
1. Vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế được hưởng mức thưởng bằng tiền theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Môn thể thao nhóm I, nhóm II, nhóm III quy định trên cơ sở các môn thể thao được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội Olympic, Đại hội thể thao châu Á và các giải thi đấu thể thao quốc tế khác.
2. Vận động viên lập thành tích tại các giải cúp thế giới, cúp châu Á và cúp Đông Nam Á; giải thi đấu thể thao vô địch trẻ thế giới; các đại hội, giải thi đấu thể thao vô địch trẻ châu Á, Đông Nam Á được hưởng mức thưởng bằng 50% mức thưởng dành cho đại hội, giải vô địch của môn thể thao tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Vận động viên lập thành tích tại các giải thi đấu thể thao vô địch trẻ thế giới, châu Á, Đông Nam Á có quy định lứa tuổi được hưởng mức thưởng tối đa bằng 50% mức thưởng quy định tại khoản 1 Điều này, cụ thể như sau:
a) Giải thi đấu thể thao dành cho vận động viên đến dưới 12 tuổi: mức thưởng bằng 20% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Giải thi đấu thể thao dành cho vận động viên từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi: mức thưởng bằng 30% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Giải thi đấu thể thao dành cho vận động viên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: mức thưởng bằng 40% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
d) Giải thi đấu thể thao dành cho vận động viên từ 18 tuổi đến dưới 21 tuổi: mức thưởng bằng 50% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Vận động viên lập thành tích thi đấu trong các môn thể thao có nội dung thi đấu tập thể được hưởng mức thưởng bằng số lượng người được thưởng theo quy định của điều lệ giải nhân với mức thưởng tương ứng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Đối với các môn, nội dung thi đấu mà thành tích thi đấu được sử dụng để xác định huy chương của các nội dung cá nhân và đồng đội được tính trong cùng một lần thi, thì từ huy chương thứ hai trở lên, mức thưởng chung cho huấn luyện viên, vận động viên bằng số lượng người được thưởng nhân với 50% mức thưởng tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
7. Huấn luyện viên, vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế dành cho người khuyết tật được hưởng mức thưởng bằng tiền theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. Huấn luyện viên, vận động viên lập thành tích tại các đại hội thể thao vô địch trẻ người khuyết tật châu Á, Đông Nam Á, giải vô địch trẻ người khuyết tật thế giới, châu Á, Đông Nam Á được hưởng mức thưởng bằng 50% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản này.
Số lượng huấn luyện viên, vận động viên được hưởng mức thưởng tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế dành cho người khuyết tật được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Đối với các môn, nội dung thi mà thành tích thi đấu được sử dụng để xác định huy chương của các nội dung cá nhân và đồng đội được tính trong cùng một lần thi, thì từ huy chương thứ hai trở lên mức thưởng chung cho huấn luyện viên, vận động viên người khuyết tật bằng số lượng người nhân với 50% mức thưởng tương ứng quy định tại khoản này.
Các môn thể thao nhóm I là các môn thể thao trong chương trình thi đấu của Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới, các môn thể thao nhóm II là các môn còn lại.
8. Huấn luyện viên, vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao dành cho học sinh, sinh viên thế giới, châu Á, Đông Nam Á được hưởng mức thưởng bằng 30% mức thưởng quy định tại các khoản 1,2,3,4,5 và 6 Điều này.
9. Mức thưởng đối với huấn luyện viên, vận động viên của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập thành tích tại các đại hội, giải vô địch thể thao quốc gia do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Vận động viên nhận tiền thưởng có phải nộp thuế không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014 có quy định về các thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng như sau:
Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
a) Trúng thưởng xổ số;…
Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì tiền trúng thưởng từ xổ số phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Theo quy định như trên thu nhập có được là hiện do trúng thưởng của các tổ chức kinh tế tổ chức thì phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, bạn trúng thưởng xe máy trong chương trình khuyến mại của tổ chức, doanh nghiệp tổ chức. Cho nên thu nhập của bạn thuộc vào các trường hợp phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân có thu nhập từ bản quyền trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ.