Tiền tệ là phương tiện dùng để lưu thông, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay có không ít cá nhân, tổ chức có hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới gây ảnh hưởng đến trật tự quản lý xuất nhập khẩu, thất thoát nguồn thu thuế hải quan từ việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Pháp luật đã ban hành khung hình phạt đối với cá nhân, tổ chức có hành vi phạm tội này. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, hành vi Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới bị xử phạt như thế nào? Khi nào hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới bị đi tù bao nhiêu năm? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tiền tệ là gì?
Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là “tiền lưu thông”. Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền pháp định) do Nhà nước (Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính…) phát hành, tiền hàng hóa (vỏ sò, gạo, muối, vàng), tiền thay thế (coupon, dặm bay, điểm thưởng, phỉnh poker,…), hoặc tiền mã hóa do một mạng lưới máy tính phát hành (điển hình là Bitcoin).
Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng cụm từ “đơn vị tiền tệ”. Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó, người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền. Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng EUR.
Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy.
Tiền tệ trong tiếng Anh là Currency.
Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 96/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) về việc xử lý hành chính đối với hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới như sau:
Điều 12. Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ngoài khu vực cửa khẩu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hóa là văn hóa phẩm. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm mà tang vật vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp đã áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 6 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường và văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Khi nào hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Mặt chủ quan của tội phạm:
Người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới, thấy trước được hậu quả của hành vi hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi vận chuyển nào được thực hiện do cố ý gián tiếp.
Mục đích của người phạm tội là thu lợi từ hoạt động vận chuyển trái phép đó. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng như: Hải quan, Biên phòng…
Mặt khách quan của tội phạm:
Thứ nhất: Dấu hiệu hành vi khách quan
Tội phạm thể hiện ở hành vi: vận chuyển trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại. Vận chuyển trái phép là hành vi đưa hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền mà không nhằm mục đích bán.
Các thủ đoạn thường được thực hiện:
- Thông đồng với Hải quan cửa khẩu để vận chuyển hàng hóa không đúng với giấy phép.
- Lợi dụng sự yếu kém của Nhà nước và sự kém hiểu biết của cán bộ các ngành đã móc ngoặc ngay trong việc xin cấp giấy phép để thuận lợi trong qua trình vận chuyển hàng hóa.
- Nhập hàng hóa núp dưới hình thức tạm nhập tái xuất. Nhưng khi hàng đã nhập về rồi thì không xuất mà tiêu thụ ngay trong nước.
- Lợi dụng hành lý xách tay để vận chuyển hàng hóa, tiền tệ với số lượng vượt quá mức cho phép mà không khai báo với Hải quan.
Thông thường đối tượng phạm tội là những người được thuê, nhờ vận chuyển, do vậy có những trường hợp bản thân người thực hiện cũng không biết được loại hàng mình vận chuyển là hàng gì, song họ biết được việc họ vận chuyển qua biên giới là trái phép.
Thứ hai: Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội phạm vận chuyển trái phép hành hóa qua biên giới đó là những thiệt hại gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa đã bị xâm phạm, gây lũng đoạn thị trường trong nước dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được hàng hóa xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hóa.
Những biểu hiện cụ thể hậu quả của tội phạm rất đa dạng. Nó có thể là số lượng hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ,… có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;
Thứ ba: Các dấu hiệu khách quan khác
Các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong cấu thành tội phạm của tội buôn lậu có thể là:
- Những dấu hiệu định tội như dấu hiệu địa điểm: buôn bán trái phép qua biên giới;
- Cũng có thể là các dấu hiệu định khung như: thời gian đang có chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác,…
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất nhập, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa. Đối tượng tác động của vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa và hàng cấm.
- Hàng hóa là vật phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có giá trị và được đem trao đổi trong thị trường.
- Tiền Việt Nam là tiền, ngân phiếu, trái phiếu và các loại thẻ tín dụng hoặc giấy tờ khác có giá trị thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
- Ngoại tệ;
- Kim khí quý là các loại kim loại thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc các chế phẩm làm từ kim loại quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Vàng, bạc, bạch kim… (Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
- Đá quý là các loại đá tự nhiên và các thành phẩm từ đá quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Kim cương, Rubi, Saphia, Emerald (Emôrot) và những đá quý tự nhiên khác có giá trị tương đương
- Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa do Nhà nước quy định
Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới bị đi tù bao nhiêu năm?
Theo Điều 189 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới như sau:
1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, đối với tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới thì mức phạt tù cao nhất lên đến 10 năm.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thủ tục thanh lý hàng tồn kho. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017), tùy theo mức độ vi phạm cũng như giá trị hàng hóa buôn lậu mà cá nhân thực hiện có thể bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng và có thể chịu mức án phạt tù lên đến 20 năm.
Mặt khách quan của hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới:
Hành vi vận chuyển hàng hoá, tiền tệ qua biên giới không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép.
Phương thức vận chuyển có thể bằng sức người (mang, vác), sức kéo của súc vật hoặc bằng các loại phương tiện vận tải
Phạt tiền từ 200 – 500 triệu đồng với trường hợp:
Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ trị giá từ 200 – dưới 300 triệu đồng;
Hàng hóa trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật;
Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 – dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm quản lý kinh tế, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tiền từ 500 triệu – 02 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều 189 Bộ luật Hình sự;
Phạt tiền từ 02 – 05 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017;
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.