Kính thưa Luật sư. Trong tháng này; doanh nghiệp nơi tôi đang là việc cần vận chuyển một lượt khí gas cho kịp sử dụng. Sau một thời gian bàn bạc, chúng tôi quyết định sẽ vận chuyển bằng đường sắt; và có dự định sẽ thuê một công ty chuyên vận chuyển bằng đường sắt để thực hiện công việc. Tuy nhiên, giờ chúng tôi mới biết khí gas được xếp vào loại hàng nguy hiểm. Vì vậy, chúng tôi cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn công ty vận chuyển. Luật sư cho tôi hỏi; Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường sắt quy định như thế nào? Công ty vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường sắt như thế nào là đạt tiêu chuẩn? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Hàng nguy hiểm là gì?
Căn cứ Điều 62 Luật đường sắt 2017:
Hàng nguy hiểm là hàng khi vận chuyển trên đường sắt có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng của con người và vệ sinh môi trường.
Việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt phải tuân theo quy định của pháp luật về vận tải hàng nguy hiểm và bảo vệ môi trường.
Phương tiện giao thông đường sắt phải bảo đảm đủ các điều kiện an toàn kỹ thuật mới được vận tải hàng nguy hiểm.
Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường sắt quy định như thế nào?
Quy định đối với người tham gia vận tải hàng nguy hiểm
Căn cứ Điều 31 Nghị định 65/2018/NĐ-CP:
Điều 31. Yêu cầu đối với người tham gia vận tải hàng nguy hiểm
1. Nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, nhân viên tổ dồn (trưởng dồn; nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; gác ghi), nhân viên hóa vận tác nghiệp tại ga, lái tàu điều khiển phương tiện vận tải hàng nguy hiểm, thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại các ga, bãi do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt tổ chức tập huấn nghiệp vụ về an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và tập huấn nghiệp vụ về vận tải hàng nguy hiểm theo hướng dẫn về nội dung, chương trình của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định này.
2. Nội dung tập huấn liên quan đến từng nhóm hàng, loại hàng vận chuyển, bao gồm:
a) Các đặc điểm và tính chất lý học, hóa học của hàng nguy hiểm;
b) Đánh giá và phát hiện các rủi ro, nguy cơ mất an toàn, nguy hiểm trong quá trình thực hiện các công việc vận tải hàng hóa nguy hiểm;
c) Các biện pháp phòng ngừa và cải thiện điều kiện lao động khi thực hiện các công việc vận tải hàng hóa nguy hiểm;
d) Xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình lưu kho, xếp dỡ, bảo quản và vận tải hàng nguy hiểm.
Quy định đối với xếp, dỡ, lưu kho hàng nguy hiểm
Căn cứ Điều 32 Nghị định 65/2018/NĐ-CP:
Điều 32. Xếp, dỡ, lưu kho hàng nguy hiểm
1. Người xếp, dỡ; lưu kho hàng nguy hiểm phải thực hiện việc xếp, dỡ, lưu kho hàng nguy hiểm theo đúng quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định này.
2. Căn cứ quy định của Bộ Giao thông vận tải, của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 39 của Nghị định này và chỉ dẫn của người thuê vận tải, người chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận, tổ chức vận tải hàng nguy hiểm quyết định phương án xếp, gia cố hàng nguy hiểm và chỉ đạo các chức danh liên quan thực hiện việc xếp, dỡ hàng đúng quy định.
a) Việc xếp; gia cố hàng nguy hiểm trên phương tiện giao thông đường sắt phải theo đúng phương án xếp hàng; không xếp chung các loại hàng nguy hiểm có tính chất tăng cường; hoặc tạo ra sự nguy hiểm cao hơn khi được xếp chung với nhau trong cùng một toa xe;
b) Việc lập tàu vận tải hàng nguy hiểm phải thực hiện theo đúng quy định về vận tải loại, nhóm hàng đó.
3. Việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trong kho, bãi của ga, cảng cạn phải theo hướng dẫn của thủ kho.
4. Đối với loại, nhóm hàng nguy hiểm theo quy định phải xếp; dỡ, lưu kho ở nơi riêng biệt thì phải được xếp, dỡ; lưu kho ở khu vực riêng để bảo đảm an toàn theo đặc trưng của hàng đó.
5. Sau khi đưa hết hàng nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.
Quy định đối với phương tiện vận tải hàng nguy hiểm
Căn cứ Điều 33 Nghị định 65/2018/NĐ-CP:
Điều 33. Yêu cầu đối với phương tiện vận tải hàng nguy hiểm và làm sạch phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Phương tiện phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và phù hợp với loại hàng được vận tải.
2. Phương tiện vận tải hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nguy hiểm thì người nhận hàng có trách nhiệm tổ chức làm sạch theo đúng quy định không gây ảnh hưởng đến đường sắt và môi trường.
3. Nơi làm sạch phương tiện vận tải hàng nguy hiểm tiến hành tại ga có tác nghiệp dỡ hàng nguy hiểm. Các chất thải, nước thải trong quá trình làm sạch phải được thu gom, xử lý, quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Trình tự làm sạch phương tiện: Sau khi phương tiện vận tải hàng nguy hiểm dỡ hàng xong phải được làm sạch theo trình tự sau:
a) Làm sạch khô bằng các phương pháp nạo, vét, quét sạch và thu gom hàng rơi vãi trên phương tiện;
b) Làm sạch ướt phương tiện bằng các chất tẩy rửa, bằng nước sạch;
c) Thu gom quản lý, xử lý các chất thải theo quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường sắt quy định như thế nào?“ . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo đơn xin trích lục quyết định ly hôn; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; trích lục hồ sơ đất; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ làm trích lục khai sinh trực tuyến; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
- Mẫu hợp đồng vận chuyển hành khách mới năm 2022
- Quy định cấp lại văn bằng chứng chỉ mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Chấp hành quy định ghi trong giấy phép đối với hàng nguy hiểm về loại, nhóm, tên hàng nguy hiểm quy định phải có giấy phép;
Thực hiện các chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải hàng nguy hiểm;
Khi phát hiện hàng nguy hiểm có sự cố, đe dọa đến an toàn của người, phương tiện, môi trường và hàng hóa khác trong quá trình vận tải, khẩn trương thực hiện các biện pháp hạn chế hoặc loại trừ khả năng gây hại của hàng nguy hiểm; lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất và các cơ quan liên quan xử lý; trường hợp vượt quá khả năng xử lý, phải báo cáo cấp trên và người thuê vận tải hàng nguy hiểm để giải quyết kịp thời.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩ quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.
Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm.