Hiện nay môi trường bị ảnh hưởng bởi ý thức của con người; gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng và các loại sinh vật khác. Để thay đổi điều này, nhà nước đã không ngừng tạo ra các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên vấn đề này không được cải thiện lâu dài; vậy nên bắt buộc phải tạo ra các loại thuế để tạo sự hiệu quả trong các vấn đề này. Tìm hiểu tại Luật sư X để hiểu rõ hơn:
Vai trò của môi trường đối với đời sống
- Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất đều gắn với các tài nguyên của người mẹ thiên nhiên.
- Môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra. Trong quá trình sinh sống, còn người gần như đảo thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường. Các chất này dưới tác động của ác vi sinh vật sẽ phân hủy; biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau. Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng; dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống.
- Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất sẽ cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất; lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện; và phát triển văn hoá của loài người; Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu; và báo động sớm các hiểm hoạ cũng như phản ứng sinh lý của cơ thể với các hiện tượng tai biến tự nhiên; Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen; các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên; và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ; để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
- Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người; và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ; và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
Tại sao phải bảo vệ môi trường?
Khi môi trường bị ô nhiễm thì cuộc sống của con người sẽ bị đe dọa. Ô nhiễm không khí có thể gây ra hàng nghìn bệnh tật đến đường hô hấp. Ô nhiễm nước, thực phẩm sẽ dẫn đến hàng loạt các bệnh ung thư không có khả năng chữa trị. Như vậy, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường là điều không thể bỏ qua; và vô cùng cấp thiết đối với mọi người, mọi dân tộc và quốc gia. Bảo vệ môi trường là việc sử dùng hài hòa các nguồn tài nguyên có giới hạn như (nước, than, đá, dàu mỏ …); và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; phù hợp với môi trường sống bền vững như năng lượng điện, gió …
Có thể thấy, hiện trạng môi trường xuống cấp đã, đang; và sẽ là thách thức to lớn đối với sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Nhận thức được điều này, Chính phủ đã ban hành và thực thi các biện pháp mang tính chiến lược; và thời đoạn nhằm giải quyết nhiệm vụ bảo vệ môi trường; song song với mục tiêu phát triển kinh tế. Trong đó, hệ thống các quy định pháp luật được xem là một trong những công cụ quan trọng nhất của Nhà nước; nhằm quản lý xã hội một cách hiệu quả trên lĩnh vực môi trường. Trong đó có nội dung quan trọng về chính sách thuế bảo vệ môi trường.
Ở nước ta, Luật Thuế bảo vệ môi trường được ban hành từ năm 2010, vừa đáp ứng nhu cầu phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới; vừa tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định; điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường; khắc phục hạn chế trong các chính sách thu trước đây, tạo nguồn lực tài chính bù đắp chi phí bảo vệ môi trường; và bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển bền vững.
Vai trò của thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường được coi là một trong những công cụ kinh tế mang lại hiệu quả cao; trong quản lý và bảo vệ môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được xây dựng trên nguyên tắc người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm; thì phải nộp thuế.
Phí môi trường được tính dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường; mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu; hoặc tổng sản lượng hàng hóa, lợi nhuận của doanh nghiệp. Trước khi có thuế bảo vệ môi trường, giá bán hàng hóa, dịch vụ; chưa bao gồm đầy đủ chi phí xã hội; dễ dàng tạo kẽ hở để các cá nhân và doanh nghiệp trục lợi. Với nguyên tắc thuế bảo vệ môi trường buộc các chủ thể gây ô nhiễm; và các liên đới phải chịu trách nhiệm; về chi phí do hoạt động gây ô nhiễm của họ bằng cách đưa chi phí ngoại ứng vào giá.
Thuế bảo vệ môi trường làm tăng giá sản phẩm, hàng hóa. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu lợi nhuận, buộc doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức đối với môi trường; góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế; hoặc hạn chế tiêu dùng một số sản phẩm nhất định.
Ngoài thuế bảo vệ môi trường, tùy vào các mục đích khác nhau; mà Nhà nước sẽ kết hợp với các loại thuế khác nhau; nhằm đạt được mục đích cao nhất trong việc bảo vệ môi trường.
Ví dụ: Để hạn chế một số hoạt động kinh doanh sản xuất ảnh hưởng lớn đến môi trường, Nhà nước có thể áp thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao; nhằm hạn chế việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các loại hàng hóa này. Hoặc Chính phủ thể hiện vai trò điều tiết của mình bằng công cụ thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông qua những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào việc bảo vệ môi trường bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại; nhằm giảm thiểu các chất gây ô nhiễm thải ra môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài chính trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
Một công cụ điều chỉnh quan trọng khác là thuế tài nguyên; nhắm đến đối tượng là các tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản. Các hoạt động như khai thác khoáng sản, kim loại; và không kim loại, dầu mỏ, … đều bị xem xét đánh thuế nhằm hạn chế các tổn thất tài nguyên; trong quá trình khai thác và sử dụng. Đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; cũng như điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên.
Việc đánh thuế vào các sản phẩm gây ô nhiễm môi trường; giúp giảm đi những hành vi không tốt đối với môi trường. Đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội.
Mời bạn xem thêm
- Thuế VAT ở Việt Nam là bao nhiêu?
- Thuế tiêu dùng bao gồm những loại thuế nào?
- Quy định về cho thuê đất công ích của xã như thế nào?
- Thuế tiêu dùng bao gồm những loại thuế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Vai trò của thuế bảo vệ môi trường”. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh; hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty; để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102; hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sán phẩm, hàng hoá (sau đây gọi chung là hàng hoá) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc áp dụng thuế bảo vệ môi trường ở nước ta, đó là Luật Thuế bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010, trong đó quy định đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm: Xăng, dầu, mỡ, nhờn; than đá; dung dịch HCFC; túi ni lông; thuốc diệt cỏ (loại hạn chế sử dụng); thuốc trừ mối (hạn chế sử dụng); thuốc bảo quản lâm sản (hạn chế sử dụng); thuốc khử trùng kho (hạn chế sử dụng).
Việc đánh thuế ô nhiễm tại nước ta vẫn chưa bao phủ được các đối tượng gây ô nhiễm, mức thuế áp đặt chưa được nghiên cứu theo hướng hiệu quả đề xuất trong khi vẫn còn tình trạng áp thuế theo áp lực ngân sách.
Ngoài ra, các bộ ngành cũng chưa hỗ trợ trong nghiên cứu và triển khai các chính sách hạn chế ô nhiễm trong lĩnh vực chuyên ngành; nhiều quy định còn mang nặng tính hành chính trong khi các quy định mang tính kỹ thuật không nhiều và tiêu chuẩn của nước ta còn thấp hơn so với nhiều nước khác.