Xin chào Luật sư, Tôi ở Bắc Ninh. Thời gian gần đây khu vực tôi sống quy hoạch sử dụng đất rất nhiều. Tôi cũng trong diện bị thu hồi đất để thực hiện quy hoạch. Tuy vậy tôi không muốn do đây là mảnh đất mà ông bà để lại. Nhưng nhiều hộ gia đình xung quang cũng khuyên gia đình tôi nên thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước để hỗ trợ phát triển địa phương. Tôi không hiểu vai trò của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là gì liên quan đến phát triển kinh tế mong được luật sư giải đáp. XIn cảm ơn.
Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Vấn đề của anh sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết “Vai trò của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì?
Theo câu chuyện của bạn vừa chia sẻ thì có thể thấy bạn không muốn giao đất để quy hoạch là vì lý do cá nhân muốn gìn giữ mảnh đất hương hoả mà tổ tiên đã để lại. Đây là một mục đích rất tốt thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Tuy nhiên trong trường hợp này lời khuyên của những người xung quanh bạn là hoàn toàn đúng đắn. Vì việc sứ dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch thực sự sẽ giúp phát triển kinh tế địa phương. Trước khi giúp bạn tìm hiểu đầy đủ những vai trò mà quy hoạch sử dụng đất mang lại thì bạn nên tìm hiểu bản chất và đặc điểm của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì qua thông tin dưới đây của chúng tôi?
“Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường…”
Quy hoạch sử dụng đất đai là việc sắp xếp, bố trí sử dụng các loại đất. Quy hoạch sử dụng đất đai thường được tiến hành theo từng giai đoạn 5 năm hoặc 10 năm, tuỳ theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn, từng thời kỳ của từng vùng lãnh thổ.
“Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định, có vị trí hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên theo thời gian hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất thảm thực vật …) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau.
Muốn sử dụng đất phù hợp với từng mục đích phải trải qua một quá trình nghiên cứu lao động sáng tạo, nhằm xác định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định, đó cũng là nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai.
Về mặt bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai ( gọi là các mối quan hệ đất đai ) và việc tổ chức sử dụng đất (coi đất đai như là tư liệu sản xuất đặc biệt ) gắn chặt với phát triển kinh tế- xã hội.
Mọi hoạt động sản xuất sinh hoạt của con người đều gắn với một đơn vị lãnh thổ nhất định. Điều này cũng đồng nghĩa với quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế xã hội thể hiện đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế.
Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất.
Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật trong điều tra khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định xử lý số liệu…
Tính pháp chế: Xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo đúng pháp luật.
Như vậy, thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định để đưa đất đai vào sở dụng bền vững mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt.
Quản lý quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý sẽ ngăn chặn được các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sức sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế vận hành theo chính sách nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất là gì?
Vì là một vấn đề liên quan đến đất đai nên việc quy hoạch sử dụng đất cũng cần thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc đầu tiên là lập kế hoạch sử dụng đất khi có quy hoạch. Việc lập kế hoạch sử dụng đất là rất quan trọng vì nó sẽ đánh giá được hạng mục quy hoạch này có cần thiết hay không. Việc quy hoạch này có phù hợp hay không và có được sự chấp thuận của những hộ dân xung quanh khu vực này không. Sau khi đặt ra những vấn đề này thì người có thẩm quyền trong vấn đề này sẽ thực hiện đánh giá những tiêu chí cần thiết để cân nhắc đưa ra việc có quy hoạch không hay quy hoạch làm sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 32, Luật đất đai 2013 có quy định về nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như sau:
- Việc lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng chung của khu vực, địa phương, và toàn đất nước.
- Quy hoạch sử dụng đất cần phải tiết kiệm tối đa, mang đến lợi ích, hiệu quả cho xã hội, cộng đồng và người dân.
- Việc lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất cần được thành lập từ tổng thể đến chi tiết, phù hợp với tiêu chuẩn, kế hoạch của cấp trên đề ra, đồng thời phải đảm bảo yếu tố đặc thù, tính liên kết của vùng kinh tế – xã hội trên toàn quốc gia.
- Việc lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất cần phải tuân thủ, đảm bảo các vấn đề về an toàn môi trường. Cụ thể, tài nguyên thiên nhiên cần được chú trọng khai thác một cách hợp lý, khoa học. Quá trình quy hoạch này cần phải bảo vệ môi trường biển.
- Kế hoạch sử dụng khu đất quy hoạch cần phải được thể hiện minh bạch, công khai. Theo đó, trước khi tiến hành lập kế hoạch, đơn vị quy hoạch cần phải lấy ý kiến của người dân về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. Sau khi lập kế hoạch, việc quy hoạch sử dụng đất cần được phê duyệt và công bố công khai.
- Khi lập kế hoạch sử dụng đất, đất phục vụ cho mục đích quốc phòng – an ninh, cho lợi ích quốc gia, lợi ích chung của cộng động cần được ưu tiên. Ngoài ra, quy hoạch cần đáp ứng được vấn đề bảo vệ môi trường và an ninh lương thực.
Vai trò của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
Sau khi đã tìm hiểu được bản chất của vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì chắc bạn cũng nắm được phần nào tại sao phải thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Hiện nay việc quy hoạch sử dụng đất thường diễn ra tại những thành phố nhỏ vì có quỹ đất lớn và cần nhiều điều kiện để phát triển kinh tế. Việc quy hoạch xây dựng được coi là sự phát triển hạ tầng địa phương là do những công trình liên quan đến hệ thống giao thông vận tải, các khu vui chơi công cộng của địa phương hay như các khu công nghiệp hỗ trợ công ăn việc làm cho những người lao động trình độ thấp. Tất cả những điều này đều làm thay đổi bộ mặt của địa phương nơi có những kế hoạch quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cũng như của vùng, địa phương.
Quy hoạch sử dụng đất đai gần như là quy hoạch tổng thể bởi vì mọi quy hoạch khác như quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch các ngành nghề, các vùng kinh tế, quy hoạch phát triển vùng… đều phải dựa trên sự bố trí sử dụng đất của quy hoạch sử dụng đất đai làm căn cữ.
Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ quan trọng của kế hoạch sử dụng đất hàng năm, trên cơ sở đó để thực hiện và vạch ra các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của vùng hay địa phương.
Quy hoạch sử dụng đất đai là chỗ dựa để thực hiện việc quản lý Nhà nước trên địa bàn quy hoạch (hay của cả nước, của vùng tuỳ theo phạm vi quy hoạch). Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ hạn chế được tình trạng sử dụng đất tự phát không theo quy hoạch, gây nên những hậu quả lãng phí về sức người sức của.
Vai trò của quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý Nhà nước về đất đai, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phân bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Quy hoạch sử dụng đất đai tạo nhiều điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệụ quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng đất đai tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp lẫn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.
Mời bạn xem thêm
- Quyền sử dụng đất của Nhà nước như thế nào?
- Có bao nhiêu loại hình đất nền hiện nay năm 2023?
- Việc kết hôn bị cấm trong trường hợp nào sau đây?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Vai trò của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về chi phí làm sổ đỏ… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 45, Luật đất đai 2013, các cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
+ Quốc hội
+ Chính Phủ
+ Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
Ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng với từng địa phương và Nhà nước, cụ thể:
Hoạch định các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương
Là cơ sở để Nhà nước giao đất, cho phép chủ sở hữu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đảm bảo sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hiệu quả
Phân khu chức năng để giải quyết các vấn đề xã hội, cơ sở hạ tầng, giao thông, đồng thời, thực hiện các chính sách đầu tư, xây dựng theo mục đích của Nhà nước
Khi có quy hoạch cần thu hồi đất, chính quyền địa phương dễ dàng thực hiện việc đền bù đất, chi phí đền bù đất.
Quyết định mua đất quy hoạch hay không tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của mỗi cá nhân. Nếu người dân muốn mua đất để sinh sống lâu dài nên tránh mua những khu đất đang trong diện quy hoạch, làm giao thông,… để không bị thu hồi khi đang sử dụng. Nếu khu đất được bán với giá hợp lý, quy hoạch thay đổi theo thời gian, các nhà đầu tư có thể lựa chọn để kinh doanh, nhưng đây là hình thức tương đối mạo hiểm về lâu dài.
Việc mua đất quy hoạch có đồng thời nhiều rủi ro và nhiều cơ hội. Do đó, người dân có ý định mua đất phải tìm hiểu kỹ càng về quy hoạch đất đai để quyết định mục đích sử dụng hợp lý với khả năng tài chính của mình, hạn chế những rủi ro nếu mua phải đất hiện vướng tranh chấp.
Bên cạnh việc nắm rõ đất có nằm trong diện quy hoạch hay không, người mua nên tìm hiểu thêm các thông tin về giấy tờ chứng nhận sử dụng đất, quyền được xây nhà cửa, công trình,… Người mua đất cần tỉnh táo tìm hiểu thật rõ những thông tin trên trước khi “xuống tiền” đầu tư một tài sản có giá trị lớn.