Xin chào Luật sư. Nhà nước ta khuyến khích việc kinh doanh phát triển, tuy nhiên việc kinh doanh thu về lợi nhuận không có nghĩa là phải đánh đổi môi trường. Do đó mà Nhà nước đã ban hành pháp luật về môi trường. Đây được coi là bước ngoạt vô cùng quan trọng đối với đất nước ta. Vậy vai trò của pháp luật môi trường trong kinh doanh là gì? Tôi rất cần sự tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía luật sư giải đáp, cung cấp cho tôi các thông tin, quy định của pháp luật về vấn đề này. Tôi rất mong nhận được câu phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Vai trò của pháp luật môi trường trong kinh doanh là gì?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Pháp luật môi trường đối với doanh nghiệp
Hiện nay pháp luật Việt Nam điều chỉnh các vấn đề về môi trường khá đầy đủ cả nội dung và hình thức, điều chỉnh tương đối chặt chẽ các thành tố tạo nên môi trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực này có Hiến pháp, Luật Bảo vệ tài nguyên và môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành, các nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường,… Liên quan tới từng lĩnh vực có các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định nghĩa vụ bảo vệ môi trường đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật đất đai, Luật thuế tài nguyên môi trường, Luật đầu tư, Luật xây dựng, Luật kinh doanh bất động sản,…
Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường quy định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”. Trong tình hình kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao như hiện nay, nhờ các chính sách mở cửa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, lớn mạnh của các doanh nghiệp. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều nhà máy, công trình đã và đang mọc lên trên mọi miền đất nước. Vì vậy, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Phát huy được vai trò của các doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chính là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về môi trường hiện nay.
Quy định của luật bảo vệ môi trường
Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa IX kì họp thứ tư thông qua ngày 27/12/1993, Chủ tịch nước công bố ngày 10/01/1994 bởi Lệnh số 29/L-CTN. Đối tượng điều chỉnh của Luật bảo vệ môi trường là các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể tham gia sử dụng hoặc tác động đến các yếu tố môi trường bao gồm các loại quan hệ:
- Các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động quản lí nhà nước về môi trường gồm có: quan hệ phát sinh từ hoạt động đánh giá tác động của môi trường; từ thanh tra việc thực hiện pháp luật và chính sách về môi trường đến quan hệ phát sinh trong việc xử lí vi phạm pháp luật về môi trường;
- Các quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau về bồi thường thiệt hại giữa các bên do hành vi gây ra ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường; quan hệ phát sinh trong quá trình hợp tác khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường gây ra; các quan hệ phát sinh trong việc giải quyết các tranh chấp môi trường; quan hệ phát sinh trong việc phối hợp đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường.
Về phạm vi điều chỉnh, Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh các hành vi của các cơ quan, các tổ chức, cá nhân trong nước; các tổ chức quốc tế; các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia sử dụng hoặc tác động đến các yếu tố môi trường trên toàn lãnh thổ, vùng lãnh hải và thềm lục địa của Việt Nam.
Trong điều kiện trước đây, một phần do chiến tranh, vấn đề môi trường chưa được thật sự quan tâm, còn thiếu văn bản pháp luật quy định về bảo vệ môi trường. Trong tiến trình đổi mới toàn diện, cùng với việc mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, đặc biệt là hợp tác phát triển kinh tế đối với các nước trong khu vực và quốc tế, tuy nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng đất nước cũng đối mặt với một thực trạng đáng quan tâm là môi trường ngày càng bị huỷ hoại và hậu quả của nó gây ra ngày càng nghiêm trọng, suy thoái nặng. Công tác quản lí nhà nước về môi trường chưa được quan tâm đúng mức và còn thiếu kinh nghiệm. Trước tình hình đó, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật để giải quyết những vấn đề cấp bách về bảo vệ một số thành phần môi trường hoặc quy định một số hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường như: Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản năm 1989, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991; Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 1993. Mặt khác, nước ta đã kí kết hoặc tham gia một số công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, việc ban hành Luật bảo vệ môi trường là yêu cầu cần thiết đặt ra đối với đất nước và phù hợp với yêu cầu chung của thế giới. Trước bối cảnh đó, Luật bảo vệ môi trường đã được thông qua, trực tiếp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Về cơ cấu và nội dung cơ bản, Luật có lời nói đầu và 7 chương với 55 điều. Mỗi chương đều có tên gọi phản ánh nội dung chính của chương. Lời nói đầu xác định tầm quan trọng đặc biệt của môi trường và mục đích của việc ban hành Luật.
- Chương l – Những quy định chung, quy định khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường; quy định chung về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bảo vệ môi trường.
- Chương II – Phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
- Chương III – Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong việc áp dụng các biện pháp để khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
- Chương IV – Quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về môi trường, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lí nhà nước trong việc bảo vệ môi trường và quyền khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân đối với các quyết định xử lí của cơ quan thanh tra về môi trường và đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Chương V – Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường, quy định nguyên tắc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia, chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong công tác bảo vệ môi trường.
- Chương VI – Khen thưởng và xử lí vi phạm.
- Chương VỊI – Điều khoản thi hành.
Qua 12 năm thực hiện, Luật bảo vệ môi trường năm 1993 đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước yêu cầu của thực tiễn hiện nay, Luật bảo vệ môi trường năm 1993 đã bộc lộ những hạn chế của nó. Vì vậy, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29.11.2005. Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Luật được áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Luật gồm 15 chương với 136 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006.
Vai trò của pháp luật môi trường trong kinh doanh là gì?
Vai trò của pháp luật môi trường trong kinh doanh có vị trí đặc biệt quan trọng. Môi trường bị huỷ hoại chủ yếu là do sự phá hoại của con người. Chính con người trong quá trình khai thác các yếu tố của môi trường đã làm mất sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm. Vì vậy, muốn bảo vệ môi trường trước hết phải tác động đến con người. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Vai trò của pháp luật môi trường trong kinh doanh thể hiện qua những khía cạnh sau:
- Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Môi trường vừa là điều kiện sống vừa là đối tượng của sự tác động hàng ngày của con người. Sự tác động của con người làm biến đổi rất nhiều hiện trạng của môi trường theo chiều hướng làm suy thoái những yếu tố của nó. Con người đang đứng trước nguy cơ bị thiên nhiên trả thù. Chính vì lí do đó việc khai thác có định hướng, có tính đến sự cân bằng của môi sinh có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường.
- Pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết các hành vi của các thành viên trong xã hội có tác dụng rất lớn trong việc định hướng quá trình khai thác và sử dụng môi trường. Con người sử dụng và khai thác môi trường theo những tiêu chuẩn nhất định thì sẽ hạn chế những tác hại, ngăn chặn được sự suy thoái. Chẳng hạn, khi khai thác dầu, nếu người ta xử lí các chất theo đúng các tiêu chuẩn quy định thì sẽ hạn chế được sự tác hại xấu đến môi trường. Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng minh vị trí to lớn của việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên cũng như các sản phẩm.
- Pháp luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Việc đưa ra các tiêu chuẩn để định hướng hành vi khai thác và sử dụng môi trường có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, không phải trong mọi tình huống các tiêu chuẩn này được tự giác tuân thủ và chấp hành. Sự vi phạm xảy ra thường xuyên hơn đối với những yếu tố môi trường mà ở đó có sự hiện diện mâu thuẫn giữa nhu cầu bức bách của cuộc sống và yêu cầu bảo vệ môi trường.
Chẳng hạn việc đóng cửa rừng theo quyết định của Chính phủ là quyết định đúng đắn và có ý nghĩa lớn đối với việc bảo vệ rừng đang bị suy thoái mạnh. Tuy nhiên, việc đóng cửa rừng, hạn chế xuất khẩu gỗ ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của một bộ phận dân chúng từ trước đến nay vẫn sống theo nghề khai thác và buôn bán gỗ. Hơn nữa, việc đóng cửa rừng chắc chắn sẽ đẩy giá gỗ lên cao nên việc buôn bán gỗ, nhất là buôn lậu mang lại lợi nhuận lớn. Điều này dễ dẫn đến những vi phạm liều lĩnh của nhiều cá nhân và tổ chức. Sự liên kết giữa lâm tặc với các cán bộ có chức quyền ở Ninh Thuận, Đắk Lắk, Phú Quốc… trong việc khai thác trái phép rừng đầu nguồn, rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên là một số ví dụ điển hình về sự liều lĩnh đó.
Bằng các chế tài hình sự, hành chính, dân sự, pháp luật tác động tới những hành vi vi phạm. Các chế tài này hoặc cách ly những kẻ vi phạm nguy hiểm khỏi xã hội hoặc áp dụng những hậu quả vật chất, tinh thần đối với họ. Các chế tài hình sự, hành chính, dân sự được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vừa có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật môi trường vừa có tác dụng giáo dục công dân tôn trọng pháp luật bảo vệ môi trường.
Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là công việc rất khó khăn và phức tạp. Nhiều yếu tố của môi trường có phạm vi rộng lớn, có kết cấu phức tạp nên việc bảo vệ chúng đòi hỏi phải có hệ thống các tổ chức thích hợp. Pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các tổ chức bảo vệ môi trường. Cụ thể là thông qua pháp luật, Nhà nước quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Chẳng hạn, Nhà nước bằng Luật bảo vệ và phát triển rừng quy định quyền hạn của tổ chức kiểm lâm trong việc bảo vệ rừng. Theo đó, các nhân viên kiểm lâm, hạt trưởng kiểm lâm, chi cục trưởng kiểm lâm… có quyền phạt hành chính đối với hành vi phá hoại rừng- một yếu tố hết sức quan trọng của môi trường.
- Vai trò to lớn của pháp luật trong bảo vệ môi trường kinh doanh thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường. Ví dụ: tiêu chuẩn về độ ồn, tiêu chuẩn về nước sạch, tiêu chuẩn về không khí. Các tiêu chuẩn này thực chất là những tiêu chuẩn kĩ thuật. Tuy nhiên, do được ban hành bằng các văn bản pháp lí nên chúng trở thành những tiêu chuẩn pháp lí, tức là những tiêu chuẩn mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố khác nhau của môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường là cơ sở pháp lí cho việc xác định vi phạm pháp luật môi trường. Chúng là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi phạm luật môi trường.
- Một trong những biểu hiện rõ nét về vai trò bảo vệ môi trường của pháp luật là việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Trong quá trình khai thác các yếu tố khác nhau của môi trường, giữa các tổ chức, cá nhân có thể xảy ra những tranh chấp. Tranh chấp môi trường có thể xảy ra giữa cá nhân với nhau Song cũng có khi xảy ra giữa cá nhân với các doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước. Tranh chấp về môi trường là tranh chấp liên quan tới việc khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường. Chẳng hạn tranh chấp giữa Công ty bột ngọt VEDANS với các cư dân của tỉnh Đồng Nai sống xung quanh địa bàn của công ti này.
Thông tin liên hệ luật sư
Trên đây là bài viết tư vấn về Vai trò của pháp luật môi trường trong kinh doanh là gì?. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề chi phí ly hôn thuận tình thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua số hotline 0833102102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
– Nhà nước thực hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế, phí đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá, trợ cước vận chuyển đối với sản phẩm thân thiện môi trường và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ tương ứng đối với các hoạt động đó;
– Trường hợp hoạt động bảo vệ môi trường cùng được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo văn bản có quy định mức ưu đãi, hỗ trợ cao hơn;
– Mức độ và phạm vi ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được điều chỉnh bảo đảm phù hợp với chính sách về bảo vệ môi trường từng thời kỳ.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hoạt động bảo vệ môi trường không phải là hoạt động đầu tư kinh doanh, bao gồm:
– Đổi mới công nghệ, cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải để thực hiện lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;…
– Di dời hộ gia đình ra khỏi khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
– Di dời cơ sở đang hoạt động để đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường hoặc để thực hiện lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Đầu tư phát triển vốn tự nhiên có khả năng tái tạo, cung cấp dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên; bảo vệ di sản thiên nhiên;
– Nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương;
– Xử lý, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.