Trên thực tế cuộc sống hiện nay, thuật ngữ chính sách thương mại quốc tế khá phổ biến, nó được hiểu với các tên gọi khác nhau, cụ thể như: chính sách xuất nhập khẩu, chính sách xúc tiến thương mại,… Các chính sách thương mại quốc tế tại mỗi quốc gia được xác định các tiêu chuẩn riêng của quốc gia đó về thuế quan, trợ cấp và quy định. Chính sách này ảnh hưởng sâu đến nền kinh tế – xã hội của một quốc gia. Đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Vậy, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề liên quan đến vai trò của chính sách thương mại quốc tế thì tại bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này nhé!
Hiểu như thế nào là chính sách thương mại quốc tế?
Chính sách thương mại quốc tế trong tiếng Anh gọi là: International trade policy.
Chính sách thương mại quốc tế là: Một hệ thống những quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong một thời kì nhất định, nhằm đạt được các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia đó.
Chính sách thương mại hay còn được biết đến là chính sách thương mại quốc tế là tập hợp các hiệp định, quy định và thông lệ của một chính phủ có ảnh hưởng đến thương mại với nước ngoài.
Mỗi quốc gia xác định các tiêu chuẩn riêng cho thương mại, bao gồm thuế quan, trợ cấp và các quy định của quốc gia đó.
Vai trò của chính sách thương mại quốc tế là gì?
Môi trường kinh tế thế giới còn chịu sự chi phối và tác động của nhiều mối quan hệ chính trị và các mục tiêu phi kinh tế khác cho nên chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia cũng phải đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau.
Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia có thể thay đổi qua mỗi thời kì nhưng đều có mục tiêu chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Nhiệm vụ này thể hiện trên hai mặt sau đây:
- Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước xâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
- Thứ hai, bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, chính sách thương mại quốc tế bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và có liên quan hữu cơ với nhau: chính sách mặt hàng, chính sách thị trường và chính sách hỗ trợ.
Các chính sách này có thể gây ra tác động thúc đẩy hay điều chỉnh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.
Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận trong chính sách kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm chính sách thương mại quốc tế (chính sách ngoại thương); chính sách đầu tư nước ngoài; chính sách cán cân thanh toán quốc tế;…
Chính sách kinh tế đối ngoại cùng với chính sách ngoại giao tạo thành chính sách đối ngoại của một quốc gia. Chúng lại là bộ phận cấu thành của chính sách phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước. Vai trò của chính sách thương mại quốc tế thể hiện:
Chính sách thương mại quốc tế phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, hình thành qui mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế.
Ngoài ra, nó có vai trò to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến qui mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
Các nguyên tắc cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế
Theo Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), chính sách thương mại quốc tế là “cấu trúc đầy đủ các luật lệ, quy định, các hiệp định quốc tế và các kết quả đàm phán được chính phủ chập nhận để đạt được sự tiếp cận thị trường có ràng buộc về mặt pháp luật đối với các công ty trong và ngoài nước”.
Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) quy định đối với các nước thành viên về 4 nguyên tắc cơ bản mà chính sách thương mại quốc tế mỗi quốc gia cần tuân thủ, gồm:
- Không phân biệt đối xử;
- Cạnh tranh tự do và lành mạnh;
- Đảm bảo tính minh bạch có thể dự đoán;
- Đối xử ưu đãi hơn đối với các quốc gia đang phát triển.
Đây gọi là cách tiếp cận chính sách thương mại quốc tế dựa trên luật lệ, nhằm đưa ra các chính sách đảm bảo tính minh bạch và lành mạnh từ đó thức đẩy tiếp cận thị trường đa dạng hơn của sản phẩm quốc gia.
Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế
– Thuế quan (Tariff)
– Hạn ngạch (Quota)
– Giấy phép (Licence)
– Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary export restraint – VER)
– Những qui định về tiêu chuẩn kĩ thuật (Technical barriers)
– Trợ cấp xuất khẩu (Export Subsidise)
– Tín dụng xuất khẩu (Export Credits)
– Bán phá giá (Dumping)
– Phá giá tiền tệ (Exchange Dumping)
– Một số biện pháp khác.
Ý nghĩa của chính sách thương mại quốc tế là gì?
Chính sách thương mại quốc tế có những ý nghĩa như sau:
Chính sách thương mại quốc tế là chìa khóa cho sự trỗi dậy của nền kinh tế toàn cầu. Trong nền kinh tế toàn cầu, cung và cầu – và do đó giá cả – đều tác động và bị ảnh hưởng bởi các sự kiện toàn cầu.
Chính sách thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia. Giao dịch trên toàn cầu mang lại cho người tiêu dùng và các quốc gia cơ hội tiếp xúc với hàng hóa và dịch vụ không có sẵn ở quốc gia của họ hoặc đắt hơn trong nước.
Chính sách thương mại quốc tế được xây dựng nhằm mục đích mở rộng thương mại có thể mang lại một số lợi ích kinh tế cho một quốc gia. Nó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện thị trường việc làm, hạ giá thành hàng hóa và nâng cao mức sống. Mở rộng thương mại dẫn đến nhiều lựa chọn sản phẩm hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp như:
+ Để có chiến lược phát triển doanh nghiệp và các giải pháp kinh doanh phù họp với pháp luật nước chủ nhà, khai thác các yếu tố thuận lợi của môi trường chính sách.
+ Nhằm tìm cách thâm nhập, mở rộng thị trường, xác định chiến lược kinh doanh phù hợp đạt hiệu quả kinh tế.
+ Điều chỉnh sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại tuỳ theo sự thay đổi về chính sách của các nước.
+ Phát triển các quan hệ đối tác, bạn hàng trong quan hệ thương mại và đầu tư.
Các chính sách thương mại giảm thuế quan, hạn ngạch và các rào cản khác đối với hàng nhập khẩu nói chung dẫn đến việc giảm giá và nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
Việc nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế giúp:
+ Rút kinh nghiệm, đánh giá thực tiễn chính sách để xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách thương mại quốc tế của quốc gia sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.
+ Tham gia hoạch định chính sách kinh tế khác phù hợp với điều kiện thương mại trong và ngoài nước.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật thương mại Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Vai trò của chính sách thương mại quốc tế là gì?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về phí sang tên sổ đỏ là bao nhiêu. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Đặc điểm của thương mại quốc tế:
Thứ nhất, Đối tượng trao đổi trong thương mại quốc tế là hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa và dịch vụ phải có sự trao đổi,mua bán hoặc cung ứng qua biên giới thông qua các hoạt động như xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư,…
Thứ hai, Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế bao gồm những chủ thể kinh tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Thứ ba, Mục tiêu của hoạt động thương mại quốc tế là lợi nhuận.
Thứ tư, Phương tiện thanh toán trong hoạt động thương mại quốc tế giữa bên bán và bên mua chính là đồng tiền có khả năng chuyển đổi. Việc sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng.
Thứ năm, Thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp liên quan đến quốc tịch của các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế như: ngôn ngữ, tôn giáo, pháp luật,.. các bên cần có thỏa thuận về pháp luật áp dụng trong ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng.
Nhờ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sản xuất – kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp.
Thương mại quốc tế có thể giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, tạo thế và lực cho doanh nghiệp không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế; giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng quan hệ bạn hàng, đối tác; học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại; giúp doanh nghiệp mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất và nhập khẩu hàng hóa, hạn chế rủi ro khi kinh doanh trên một thị trường duy nhất.
Nhiệm vụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường mua bán với nước ngoài nhằm tăng nhanh khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới cũng như tăng quy mô xuất khẩu hàng hóa trong nước ra nước ngoài.
Đồng thời chính sách thương mại quốc tế góp phần bảo hộ hợp lý nền sản xuất nội địa tránh sự xâm nhập mạnh mẽ của các hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, hạn chế cạnh tranh bất lợi cho doanh nghiệp trong nước (Ethier và các cộng sự, 1995).
Thương mại quốc tế chính là yếu tố thúc đẩy đa dạng hóa hàng hóa và dịch vụ trên thế giới cả về chất lượng và giá cả. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà sản xuất phải nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường quốc tế.