Tranh chấp đất đai hiện nay đang xảy ra rất nhiều trong cuộc sống, vậy nên thủ tục tranh chấp đất đai là một trong những thủ tục rất thường gặp. Quá trình giải quyết tranh chấp đất đai là một quá trình dài và khá phức tạp nên có khá nhiều trường hợp người có tranh chấp đất đai ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện các quá trình giải quyết tranh chấp đất đai này. Vậy thì theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc ” Ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai” có được cho phép hay không?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai
Pháp luật đất đai hiện hành quy định có nhiều cách giải quyết tranh chấp đất đai như: tự hòa giải, bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, đề nghị ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Theo đó thì có những quy định của các luật có liên quan như là luật tố tụng dân sự, thì nguyên đơn hoặc bị đơn có quyền ủy quyền cho người khác thay mình tham gia quá trình tố tụng, trong đó có việc giải quyết các tranh chấp đất đai.
Hòa giải tranh chấp đất đai
Tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở
Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”
Đây là cách thức giải quyết được Nhà nước khuyến khích nhưng kết quả giải quyết không bắt buộc các bên phải thực hiện mà phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên.
Bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã
Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định:
“Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”
Như vậy, nếu các bên tranh chấp không hòa giải được nhưng muốn giải quyết tranh chấp thì phải gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất để hòa giải; nếu không hòa giải sẽ không được khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.
Lưu ý:
– Tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc hòa giải (đây là tranh chấp đất đai).
– Tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không bắt buộc hòa giải (không phải là tranh chấp đất đai).
Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp; nếu hòa giải không thành thì tùy vào từng trường hợp mà pháp luật có cách giải quyết khác nhau (khởi kiện, đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết).
Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết
Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện).
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính.
– Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, những tranh sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:
– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
– Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…).
– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
Ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai được không?
Câu hỏi: Thưa luật sư, Bố tôi có một mảnh đất ruộng đang có tranh chấp với một nhà khác về ranh giới thửa đất mặc dù đất nhà tôi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên do bố tôi đã lớn tuổi và không am hiểu pháp luật và cũng có bệnh đãng tai không nghe rõ được nên bố tôi muốn ủy quyền cho tôi thay mặt bố tôi tham gia quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Luật sư cho tôi hỏi là việc Ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai có được phép hay không ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Theo quy định Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 về đại diện ủy quyền.
Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
….
Mặt khác tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của người đại diện.
Quyền, nghĩa vụ của người đại diện
1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.
2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
…..
Như vậy, theo các quy định trên, việc ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai vẫn được chấp nhận. Theo đó, nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra thì pháp luật quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:
Hợp đồng ủy quyền được quy định chi tiết tại Mục 13 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, ủy quyền được hiểu là một cá nhân, tổ chức thực hiện công việc, giao dịch nhân danh (thực hiện thay) cho cá nhân, tổ chức khác. Các bên trong hợp đồng ủy quyền là bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền.
Uỷ quyền không giới hạn công việc là gì miễn thực hiện theo đúng phạm vi uỷ quyền và công việc uỷ quyền không trái đạo đức, không vi phạm điều cấm của pháp luật… ngoại trừ theo quy định của pháp luật, công việc đó không được phép uỷ quyền như ly hôn, kết hôn, thực hiện nhận cha mẹ con…
Do đó, hoàn toàn có thể uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Hiện tại, theo quy định tại Luật Đất đai, cá nhân, tổ chức bắt buộc phải thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai sau đây:
– Thủ tục hoà giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã (các bên gửi đơn đề nghị hoà giải) mà không bắt buộc phải tự hoà giải với nhau.
– Nếu hoà giải không thành, các bên có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân nơi có đất đang xảy ra tranh chấp.
Do đó, các bên hoàn toàn có quyền uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại một trong các bước: Hoà giải, giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh hoặc có bản án tranh chấp đất đai khi khởi kiện tại Toà về việc giải quyết tranh chấp đất đai.
Mẫu uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai là mẫu văn bản được người dân lập khi có nhu cầu muốn ủy quyền cho người khác thay mình tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Trên thực tế, trong bất kỳ hình thức giải quyết tranh chấp đất đai nào thì phía cơ quan nhà nước đều yêu cầu các trường hợp ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ phải xuất trình văn bản có nội dung ủy quyền.
Theo quy định của Luật Công chứng 2014, không quy định bắt buộc phải công chứng Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính xác thực thì trên thực tế, Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai thường phải công chức trong công tác giải quyết tranh chấp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau đây mời bạn hãy cùng xem và tải về v tại đây nhé:
Hướng dẫn cách viết mẫu uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Những nội dung bắt buộc cần phải điền trong mẫu uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai gồm:
– Thông tin về các bên trong văn bản uỷ quyền gồm: Họ và tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn kèm theo nơi cấp và ngày cấp, địa chỉ đăng ký thường trú hoặc địa chỉ đăng ký tạm trú (nếu không có nơi đăng ký thường trú), số điện thoại của các bên (nếu có).
– Phạm vi hay còn gọi là nội dung uỷ quyền: Tại mục này, bắt buộc phải nêu rõ những nội dung mà các bên thoả thuận về việc uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai: Uỷ quyền ở giai đoạn nào của thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, người được uỷ quyền đại diện theo uỷ quyền thực hiện những công việc gì, làm việc với cơ quan nào…
– Thời hạn uỷ quyền: Thời hạn uỷ quyền để giải quyết tranh chấp đất đai sẽ do các bên thoả thuận hoặc thực hiện cho đến khi thực hiện hoàn tất phạm vi uỷ quyền nêu trên. Nếu các bên không có thoả thuận thì sẽ mặc định thời hạn uỷ quyền là 01 năm kể từ ngày các bên ký kết vào văn bản uỷ quyền.
– Thù lao uỷ quyền: Văn bản uỷ quyền có thể có thù lao hoặc không tuỳ theo thoả thuận của các bên. Nếu có thù lao hoặc thù lao được tính theo từng giai đoạn thì các bên cũng phải ghi rõ trong hợp đồng. Ngược lại, nếu không có thù lao thì các bên cũng phải nêu rõ văn bản uỷ quyền này không có thù lao.
– Quyền, nghĩa vụ của các bên: Thông thường, trong biểu mẫu có sẵn, quyền và nghĩa vụ của các bên đều đã được quy định mặc định gồm các nội dung:
- Nghĩa vụ cung cấp giấy tờ, thanh toán thù lao, cam kết trong phạm vi uỷ quyền, thực hiện công việc đúng theo phạm vi…
- Quyền lợi gồm được thanh toán đầy đủ thù lao (nếu có), quyền về bồi thường thiệt hại, quyền về bảo quản giấy tờ, tài liệu đã cung cấp cho bên nhận uỷ quyền…
– Giải quyết tranh chấp: Nếu việc uỷ quyền có tranh chấp xảy ra thì trong văn bản uỷ quyền cũng nêu rõ hình thức giải quyết tranh chấp.
– Chữ ký và họ tên đầy đủ của các bên.
Lưu ý: Văn bản uỷ quyền là loại văn bản không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, để được đảm bảo pháp lý, các bên nên thực hiện công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện.
Mời bạn xem thêm
- Tái khám có mất tiền không theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới bản án tranh chấp đất đai… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo các văn bản pháp luật hiện hành, thời hạn uỷ quyền là do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
Theo đó, thời hạn uỷ quyền tranh chấp đất đai trên thực tế có thể được xác định theo các trường hợp sau:
+ Theo thoả thuận của các bên được ghi nhận trong giấy uỷ quyền;
+ Thời hạn uỷ quyền đã hết theo quy định của pháp luật;
+ Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành: Nếu tranh chấp đất đai đã được giải quyết xong thì thời hạn uỷ quyền sẽ kết thúc;
+ Người uỷ quyền hoặc người nhận uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện việc uỷ quyền: Nếu vì một lý do nào đó mà bên uỷ quyền hoặc bên nhận uỷ quyền không muốn tiếp tục thực hiện việc uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai nữa thì được đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền. Tuy nhiên, các chủ thể trong hợp đồng phải thông báo cho các bên liên quan được biết;
+ Người uỷ quyền hoặc người nhận uỷ quyền là cá nhân chết;
+ Trường hợp người nhận uỷ quyền không có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự để tham gia giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Các căn cứ khác làm cho việc uỷ quyền không thể thực hiện được.
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết
Theo pháp luật hiện hành, các bên cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
Giấy tờ nhân thân của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu của bên ủy quyền
Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền trong trường hợp đất đang tranh chấp là tài sản chung của hai vợ chồng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy tờ thể hiện việc góp vốn là quyền sử dụng đất; Giấy đăng ký kinh doanh;…
Giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác như giấy triệu tập làm việc; giấy mời;…
Giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai với đầy đủ nội dung đã chuẩn bị sẵn;
Phiếu yêu cầu chứng thực văn bản ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai;
Bước 2: Chứng thực giấy uỷ quyền tranh chấp đất đai
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ như trên, bên ủy quyền liên hệ với Văn phòng công chứng; Phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để chứng thực giấy ủy quyền.
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Người thực hiện chứng thực kiểm tra hồ sơ, giấy tờ yêu cầu chứng thực. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ để thực hiện thủ tục thì yêu cầu người ủy quyền bổ sung đầy đủ. Trường hợp đầy đủ giấy tờ theo quy định thì hướng dẫn người ủy quyền thực hiện chứng thực.
Đồng thời, người tiếp nhận hồ sơ sẽ giải thích các quy định pháp luật có liên quan đến giấy ủy quyền thực hiện chứng thực.
Bước 4: Chứng thực giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Người yêu cầu chứng thực ký vào giấy ủy quyền trước mặt người thực hiện chứng thực. Người thực hiện chứng thực:
Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực chữ ký theo mẫu quy định phía dưới chữ ký được chứng thực; Hoặc trang liền sau của giấy ủy quyền có chữ ký được chứng thực.
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với giấy tờ, văn bản có từ hai tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai. Trường hợp lời chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký thì phải đóng dấu giáp lai giữa giấy tờ, văn bản chứng thực chữ ký và trang ghi lời chứng.
Bước 5: Nhận giấy ủy quyền đã được chứng thực
Người ủy quyền nộp lệ phí và nhận giấy ủy quyền đã được chứng thực.