Rượu ngâm quả anh túc được đồn thổi có công dụng như thuốc giảm đau, chữa các bệnh về dạ dày, đường ruột, tăng cường khả năng của nam giới… nên được nhiều người tìm mua. Tuy nhiên, trong quả anh túc có chứa ma túy như morphin, codein, narcotin… Vậy uống rượu ngâm quả anh túc có vi phạm pháp luật không? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Rượu ngâm quả anh túc là gì?
Rượu ngâm quả anh túc còn được gọi là “rượu 138”; được bán phổ biến ở một số huyện của tỉnh Yên Bái như Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, Trạm Tấu… Cách chế biến loại rượu này khá đơn giản, có hai loại ngâm khô và ngâm tươi. Rượu ngâm tươi cây anh túc được phơi héo; rửa qua rượu rồi ngâm thẳng vào bình với rượu ngô men lá; hoặc loại rượu khác. Sau một tuần, nước rượu chuyển sang màu nâu sậm là có thể uống được.
Loại rượu này được đồn thổi có công dụng như thuốc giảm đau; chữa các bệnh về dạ dày, đường ruột, tăng cường khả năng của nam giới… nên được nhiều người tìm mua.
Tuy nhiên, trong quả anh túc có chứa ma túy như morphin, codein, narcotin… Nên tùy theo lượng quả anh túc ngâm trong rượu và lượng rượu ngâm sử dụng; người uống rượu ngâm quả anh túc có thể bị nghiện ma túy; gây ảo giác, hoang tưởng, đê mê, sa sút tâm thần. Nếu sử dụng trong thời gian dài; sẽ gây ức chế thần kinh, huyết áp cao, nghẽn mạch, loạn nhịp tim…
Uống rượu ngâm quả anh túc có vi phạm pháp luật không?
Như đã phân tích ở trên; uống rượu ngâm quả anh túc có nguy cơ tương tự như dùng các loại ma túy khác. Tùy theo lượng cây anh túc ngâm trong rượu, liều lượng rượu ngâm sử dụng; thì người sử dụng có nguy cơ nghiện ma túy càng cao.
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình quy định như sau:
Điều 21. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1, Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Như vậy, nếu người nào có hành vi uống rượu ngâm quả anh túc; và kết quả xét nghiệm là dương tính với ma túy thì sẽ bị coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Hơn nữa, nếu cơ quan có thẩm quyền giám định trong rượu ngâm quả anh túc có chứa chất ma túy; người có hành vi tàng trữ loại rượu này có thể bị xử phạt hành chính về hành vi tàng trữ trái pháp chất ma tuý; với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Thậm chí, tùy theo số lượng, hàm lượng ma túy có trong rượu; còn thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; theo Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ Hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm: Bán ma túy giả có phạm tội không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Nghị định 167/2013 quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
Hơn nữa, người trồng cây thuốc phiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 247 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy, với hình phạt đến 07 năm tù.
Căn cứ Điều 251 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội mua bán trái phép chất ma túy quy định như sau:
+ Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
+ Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu bán: Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam.
+ Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm nếu bán: Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
+ Bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu bán: Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên.
Căn cứ Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định như sau:
+ Tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam.
+ Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam.
+ Bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng tù 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam.
+ Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu tàng trữ: Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên; Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên.