Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh và áp dụng giãn cách xã hội; tình trạng người tham gia giao thông uống rượu bia đã không còn diễn ra nhiều. Tuy nhiên, khi các quy định giãn cách được nới lỏng, đó cũng là lúc nguy cơ mất trật tự an toàn giao thông; do hành vi uống rượu bia gây ra. Vậy, Uống rượu bia khi lái xe có bị phạt tù theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019
Luật giao thông đường bộ 2008
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Uống rượu bia khi lái xe là hành vi vi phạm pháp luật
Bắt đầu từ ngày 01/01/2020, Luật số 44/2019/QH14 về Phòng, chống tác hại rượu, bia do Quốc hội ban hành đã chính thức có hiệu lực, quy định hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm người điều khiển phương tiện giao thông tuyệt đối không được điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Điều này có nghĩa là nồng độ cồn cho phép khi lái xe bắt đầu từ năm 2020 sẽ ở mức 0mg/100ml máu. Theo đánh giá chung, quy định mới của Quốc hội và Bộ GTVT được đánh giá là rất cần thiết trong việc kiên quyết giảm thiểu tai nạn giao thông gây ra do tài xế uống bia, rượu.
Xác định nồng độ cồn thế nào?
Hiện nay, để xác định nồng độ cồn trong cơ thể của người điều khiển xe ô tô, xe gắn máy, cảnh sát giao thông phải sử dụng một thiết bị đo chuyên dụng và yêu cầu lái xe thổi vào ống thổi của máy đo để cho ra kết quả. Tuy nhiên, nếu không có máy đo chuyên dụng thì người dân có thể tự ước lượng được nồng độ cồn trong máu không?
Lượng cồn trong máu/khí thở phụ thuộc vào 4 yếu tố là: cần nặng người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống. Nghĩa là, cân nặng càng cao, tốc độ uống càng chậm, thời gian từ khi uống đến khi điều khiển xe càng dài thì nồng độ cồn trong máu càng thấp. WHO đã lập một đơn bị uống chuẩn chưa 10 gram cồn để ước tính lượng rượu, bia sử dụng tương ứng với nồng độ cồn sinh ra trong cơ thể. Theo đó, 10 gram cồn (1 đơn vị uống chuẩn) tương đương với:
- 1 chén rượu 40 độ, dung tích 30 ml
- 1 ly rượu vang 13,5 độ, dung tích 100 ml
- 1 cốc bia hơi, dung tích 330 ml
- 2/3 chai (lon) bia 5 độ, dung tích 330 ml
Uống rượu bia khi lái xe bị xử lý như thế nào?
Theo đó, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi lái xe hiện nay như sau:
Nồng độ cồn | ||||
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | – Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6)– Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6) | – 6 đến 8 triệu đồng. – Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5) | Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8) | – Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. – Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | – Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6)– Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6) | – 16 -18 triệu đồng. – Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. | 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. | – Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. – Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | – Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. – Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. | – 30 – 40 triệu đồng. – Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. | 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. | – Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. – Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe |
Uống rượu bia khi lái xe có bị phạt tù theo quy định của pháp luật?
Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Đối chiếu với các quy định trên, điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu có nồng độ cồn vượt mức 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở thì đối tượng điều khiển xe va chạm với mẹ bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bạn cần xác minh xem nồng độ cồn trong máu các đối tượng trên có vượt mức quy định hay không.
Nếu vượt mức quy định và gây tai nạn giao thông hoặc nếu chưa vượt mức cho phép nhưng tỷ lệ tổn thương cơ thể của mẹ bạn từ 61% trở lên thì gia đình bạn có thể làm đơn yêu cầu khởi tố những đối tượng trên về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Ngoài ra, hành vi chửi bới, xúc phạm danh dự của những đối tượng trên, bạn có thể thu thập, sao lưu lại để tố cáo về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Uống rượu bia khi lái xe có bị phạt tù theo quy định của pháp luật?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Lái xe khi say xỉn gây tai nạn xử lý ra sao?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Phương tiện chở hàng hóa vượt quá kích thước quy định; như sau được xem là chở hàng cồng kềnh. Tức là,
Chiều rộng: Không vượt quá bề rộng giá đèo hàng; theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét (30 cm).
Chiều dài phía sau: Không vượt quá 0,5 mét (50 cm).
Chiều cao: Tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét (150 cm).
Trong trường hợp số lượng và khối lượng hàng hóa cần vận chuyển quá lớn và cồng kềnh; nên tìm đến các dịch vụ xe ba gác chở thuê; để vừa tiết kiệm tối đa chi phí so với thuê xe tải chở hàng (thường cao hơn 2-3 lần), vừa đảm bảo không vi phạm chở hàng cồng kềnh khi dùng xe máy cá nhân.