Câu hỏi: Chào luật sư, hôm trước tôi và bạn tôi vừa góp vốn để thành lập một công ty cổ phần chuyên về mảng sản xuất thực phẩm, tổng số vốn tôi góp vào để thành lập công ty là 5 tỷ và chia tỷ lệ cổ phần ra thì số cổ phần mà tôi có là chiếm 45% tổng số cổ phần của công ty đó. Luật sư cho tôi hỏi là với “Tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần” là 45% như vậy thì tôi sẽ có những quyền hạn như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Việc góp vốn để thành lập công ty cổ phần sẽ được quy đổi ra thành tỷ lệ phần trăm cổ phần của công ty đó, theo đó thì phần lợi nhuận thu được của công ty sẽ được phân chia theo tỷ lệ phần trăm đó. vậy thì “Tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần” được quy định thế nào?. hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngay nhé.
Quy định về góp vốn công ty cổ phần
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Cá nhân, tổ chức tự do quyết định mức vốn điều lệ cụ thể khi đăng ký thành lập công ty. Không có một con số cụ thể. Việc xác định vốn điều lệ còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà công ty dự định hoạt động.
Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định và ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty phải đáp ứng điều kiện của pháp luật. Đó được coi là số vốn điều lệ tối thiểu. Số vốn điều lệ tối đa pháp luật không quy định. Nó phụ thuộc vào quyết định của công ty, năng lực tài chính của mỗi cổ đông. Tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán.
Theo quy định tại khoản 3 điều 17 Luật doanh nghiệp 2020: “Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.”
Vậy nên các cá nhân, tổ chức cần xem xét đến tư cách của mình trước khi quyết định góp vốn vào công ty và cần phân biệt trường hợp này với trường hợp các tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Điều kiện góp vốn vào công ty cổ phần
Về tài sản góp vốn vào công ty cổ phần
Tài sản góp vốn được quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 phải là các loại tài sản sau đây:
- Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;
- Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, quyền sử dụng đất;
- Các tài sản khác có thể định giá bằng đồng Việt Nam;
Theo quy định, vốn góp phải là tài sản đã được liệt kê phía trên hoặc các tài sản khác mà có thể định giá được bằng đồng Việt Nam. Vì vậy, việc góp vốn bằng “công sức” hay “trí tuệ” đều không được xem là một hình thức góp vốn bởi vì những đối tượng này không được xem là tài sản.
Về chủ thể góp vốn vào công ty cổ phần
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ thể góp vốn vào công ty cổ phần sẽ là:
Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp với các loại tài sản đã được quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng những tài sản đó để tiến hành góp vốn theo quy định của pháp luật.
Về cơ bản, mọi chủ thể sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng hợp pháp đều có quyền góp vốn trừ các trường hợp đã bị cấm trong quy định của bộ Luật Doanh nghiệp 2020:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không có quyền góp vốn vào công ty cổ phần theo quy định trong các bộ Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, cũng như trong Luật Phòng, chống tham nhũng.
Lưu ý: Theo như quy định trên, “thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình” ở đây được hiểu là việc sử dụng thu nhập từ hoạt động kinh doanh (dưới mọi hình thức) vào một trong những mục đích sau đây:
- Chia cho một số hoặc tất cả những người trong quan, đơn vị từ khoản thu nhập đó dưới mọi hình thức;
- Sử dụng để bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật;
- Thành lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ để phục vụ cho lợi ích riêng của cơ quan đơn vị.
Ngoài ra, không phải tất cả cán bộ, công chức đều bị cấm góp mà chỉ “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.” theo khoản 4 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018. Vậy nên các các nhân, tổ chức phải xem xét lại tư cách pháp nhân của mình trước khi quyết định là thủ tục góp vốn thành lập công ty cổ phần.
Tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần
Cổ phần bao gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
– Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông;
– Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi.
Việc sở hữu cổ phần được tính trên phần trăm cổ phần. Phần trăm cổ phần là tỷ lệ số vốn góp của một cá nhân, tập thể vào một công ty, lợi nhuận thu được của công ty cổ phần được chia theo phần trăm cổ phần đóng góp. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
Tỷ lệ sở hữu cổ phần là một đặc trưng của công ty cổ phần. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, những vấn đề quản lý nội bộ, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông được giải quyết chủ yếu dựa trên nguyên tắc đối vốn (nghĩa là dựa trên giá trị cổ phần mà các cổ đông nắm giữ).
Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong công ty có sự phân chia quyền lực trước hết phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông, nhằm đảm bảo một cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, bảo vệ đến mức tối đa quyền lợi của các cổ đông.
Hầu như các quyền và nghĩa vụ của cổ đông đều căn cứ vào tỷ lệ sở hữu cổ phần, ngoài ra trong các cuộc họp ĐHĐCĐ, tỷ lệ sở hữu cổ phần được quy đổi ra tỷ lệ biểu quyết, hai giá trị này là tương đương nhau.
Tỷ lệ sở hữu cổ phần, phiếu biểu quyết | Quyền và nghĩa vụ tương ứng |
Từ 65% tổng số phiếu biểu quyết | Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành – Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; – Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; – Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty; – Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác; – Tổ chức lại, giải thể công ty; – Vấn đề khác do Điều lệ công ty quy định. |
Từ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết | – Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết- Các nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020. |
35% tổng giá trị tài sản trở lên | – Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. – Hội đồng quản trị có quyền thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty. |
75% tổng số cổ phần ưu đãi | Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. |
05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên | Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền như: Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông… |
Các loại cổ phần trong công ty cổ phần
Cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần và chia cho các cổ đông. Trong công ty cổ phần có hai loại cổ phần chính là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Cổ phần phổ thông
Cổ phần phổ thông là loại cổ phần mà người sở hữu nó sẽ có các quyền lợi nhất định như tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp , nhận cổ tức, tự do chuyển nhượng cổ phần, quyền được thông tin,…
Cổ phần ưu đãi
Cổ phần ưu đãi là loại cổ phần mà người sở hữu nó sẽ có những quyền lợi đặc biệt hơn tùy vào từng loại cổ phần ưu đãi được đăng ký mua:
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Chỉ được nắm giữ bởi tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập. Người sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông.
- Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm.
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Công ty cổ phần cung cấp đa dạng các loại cổ phần tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng, điều kiện của nhà đầu tư, khiến cho việc huy động vốn trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, nó cũng như tạo các quyền lợi phù hợp với mong muốn của nhà đầu tư hơn so với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp, Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Tỷ lệ góp vốn công ty cổ phần” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về luật thừa kế về đất đai mới nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bên cạnh các quyền theo luật định, một số quyền của thành viên và cổ đông về cơ bản được xác định trên cơ sở tỷ lệ phần vốn góp hoặc cổ phần. Các quyền này bao gồm:
Quyền được chia lợi nhuận và cổ tức;
Quyền ưu tiên mua phần vốn góp và cổ phần mới chào bán;
Quyền được phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản;
Quyền tham dự cuộc họp của cơ quan quản lý và biểu quyết.
Ngoài bốn quyền trên, các quyền còn lại của thành viên và cổ đông không nhất thiết phải xác định trên cơ sở tỷ lệ phần vốn góp hoặc cổ phần. Các quyền còn lại có thể phát sinh cho dù thành viên hay cổ đông chỉ góp vốn một đồng hay chỉ sở hữu một cổ phần. Bên cạnh đó, các quyền này có thể phát sinh khi thành viên hoặc cổ đông sở hữu tỷ lệ phần vốn góp hoặc sở hữu cổ phần đạt một giá trị nhất định theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014. Các quyền này bao gồm:
Quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp và cổ phần;
Quyền chuyển nhượng và định đoạt phần vốn góp và cổ phần;
Quyền tiếp cận thông tin;
Quyền triệu tập cuộc họp của cơ quan quản lý;
Quyền để cử người quản lý;
Quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định của cơ quan quản lý.
Đặc biệt đối với quyền tiếp cận thông tin, quyền triệu tập cuộc họp của cơ quan quản lý và quyền đề cử người quản lý chỉ, một số phần của các quyền này chỉ được cấp cho thành viên có tỷ lệ sở hữu 10% và cổ đông 10%
Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Nếu sau thời hạn quy định trên có cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
Cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, người thực hiện góp vốn phải tuân thủ các quy định chung về tài sản góp vốn, hình thức góp vốn, theo pháp luật.