Pháp luật, các quy định và thực tiễn cho thấy thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một quy trình phức tạp và khắt khe, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là nộp tiền sử dụng đất. Những yêu cầu này gây khó khăn cho người sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất của họ. Vì vậy, người sử dụng đất phải xin phép cơ quan chính quyền có liên quan, xin phép và sau đó giao đất để tự nguyện chuyển đổi mục đích sử dụng. Đây được coi là tự nguyện chuyển mục đích sử dụng đất. Bài viết “Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất bị phạt bao nhiêu tiền?” sau đây Luật sư X sẽ đề cập đến quy định mức phạt đối với hành vi này, bạn đọc tham khảo nhé!
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất là gì?
Tại Luật đất đai 2013 các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm:
- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
- Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
- Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
- Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
- Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
- Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định của Nghị định 102/2014/NĐ – CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, đối với các hành vi chuyển mục sử dụng đất mà thuộc trường hợp phải xin phép của cơ quan nhà nước mà tự ý chuyển đổi thì sẽ bị lập biên bản và ra quyết định xử phạt hành chính tùy thuộc vào từng loại đất chuyển đổi
Mức phạt đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sẽ bị xử phạt như sau:
Chuyển mục đích sử dụng đất trái phép đất trồng lúa
Hành vi vi phạm | Diện tích chuyển mục đích trái phép(Héc-ta) | Mức xử phạt (Triệu đồng) |
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng | Dưới 0,5 | Từ 02 – 05 |
Từ 0,5 đến dưới 03 | Từ trên 5 – 10 | |
Trên 03 | Từ trên 10 – 20 | |
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối | Dưới 0,5 | Từ 5 – 10 |
Từ 0,5 đến dưới 03 | Từ 10 – 20 | |
Trên 03 | Từ 20 -30 | |
Chuyển từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp | Dưới 0,5 | Từ 10 – 20 |
Từ 0,5 đến dưới 03 | Từ 20 – 30 | |
Trên 03 | Từ 30 – 50 |
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng
Hành vi vi phạm | Diện tích chuyển mục đích sử dụng trái phép (Héc-ta) | Mức xử phạt(Triệu đồng) |
Chuyển sang đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác | Dưới 05 | Từ 5 – 10 |
Từ 05 – dưới 10 | Từ trên 10 – 20 | |
Trên 10 | Từ trên 20 – 30 | |
Chuyển sang đất phi nông nghiệp. | Dưới 05 | Từ 10 – 20 |
Từ 05 đến dưới 10 | Từ trên 20 – 30 | |
Trên 10 | Từ trên 30 – 50 |
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Hành vi vi phạm | Diện tích chuyển trái phép (Héc-ta) | Mức phạt(Triệu đồng) |
Chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản.. | Dưới 0,5 | Cảnh cáo hoặc phạt từ 500.000 – 01 triệu đồng |
Từ 0,5 đến dưới 03 | Từ trên 01 – 02 | |
Trên 03 | Từ trên 02 – 05 | |
Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp. | Dưới 0,5 | Từ 01 – 02 |
Từ 0,5 đến dưới 03 | Từ trên 02 – 05 | |
Trên 03 | Từ trên 05 – 10 |
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác
Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm đất phi nông nghiệp mà không được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt với các mức tiền như sau:
Hành vi vi phạm | Mức vi phạm | Mức phạt(Triệu đồng) |
Tự ý chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở | Mức 1 | Từ 02 – 05 |
Mức 2 | Từ trên 05 – 10 | |
Mức 3 | Từ trên 10 – 20 | |
Mức 4 | Từ trên 20 – 50 | |
Tự ý chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ… | Mức 1 | Từ 5 – 10 |
Mức 2 | Từ trên 10 – 20 | |
Mức 3 | Từ trên 20 – 50 | |
Mức 4 | Từ trên 50 – 100 |
Trong đó:
Mức 1: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:
- Dưới 60 triệu đồng đối với đất nông nghiệp;
- Dưới 300 triệu đồng đối với đất phi nông nghiệp;
Mức 2: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:
- Từ 60 đến dưới 200 triệu đồng đối với đất nông nghiệp;
- Từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng đồng đối với đất phi nông nghiệp;
Mức 3: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:
- Từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng đối với đất nông nghiệp;
- Từ 01 đến dưới 01 tỷ đồng đối với đất phi nông nghiệp;
Mức 4: Giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền:
- Từ 1 tỷ đồng trở lên đối với đất nông nghiệp,
- Từ 03 tỷ đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.
Hiện trạng sử dụng đất khác với đất trong giấy chứng nhận đã cấp thì phải làm sao?
Theo quy định của pháp luật, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất. Nguyên tắc sử dụng đất theo luật đất đai là phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất- đây cũng là nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nếu trên thực tế người sử dụng đất sử dụng sai mục đích thì đây là hành vi vi phạm quy định của luật đất đai hiện hành.
Khi lập hồ sơ hiện trạng sử dụng đất, phần diện tích nào trong tổng số diện tích được công nhận quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích thì ghi nhận là đúng mục đích, phần diện tích người sử dụng đất sử dụng sai mục đích được ghi nhận trong giấy chứng nhận đã cấp thì ghi sử dụng sai mục đích và ghi cụ thể theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành về trường hợp ghi đó.
Khuyến nghị
Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư X để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi.
Mời bạn xem thêm:
- Thông tư 43/2015/TT-BTNMT về báo cáo hiện trạng môi trường
- Mua bán nhà sai hiện trạng có được không?
- Thực trạng về nạn bạo hành trẻ em hiện nay?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Tự ý thay đổi hiện trạng sử dụng đất bị phạt bao nhiêu tiền?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo mẫu đơn xin rút đơn nghỉ việc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Tổng diện tích tự nhiên trên cả nước là 33.123.597 ha, bao gồm:
Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.289.454 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 11.498.497 ha; đất lâm nghiệp là 14.940.863 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 795.311 ha; đất làm muối là 17.005 ha; đất nông nghiệp khác là 37.778 ha.
Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.773.750 ha. Trong đó, đất ở là 721.676 ha; đất chuyên dùng là 1.893.141 ha; đất cơ sở tôn giáo là 12.088 ha;…
Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.060.393 ha.
Diện tích chi tiết từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý được thể hiện trong biểu hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của cả nước, các vùng kinh tế – xã hội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo Quyết định 2908/QĐ-BTNMT ngày 13/11/2019.
Số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2018 được sử dụng thống nhất trong cả nước.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc công khai và cung cấp kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2018 của địa phương cho các tổ chức, cá nhân để sử dụng thống nhất theo quy định.
Căn cứ Khoản 1, Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014 như sau:
Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với diện tích đất đã lấn, chiếm.
Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.