Một bạn đọc gửi câu hỏi về Phòng tư vấn pháp luật; Luật sư X với nội dung: “Do lề đường bị xuống cấp nên chính quyền địa phương đã sửa chữa lại. Tuy nhiên sau khi sửa chữa thì bậc thềm mới quá cao nên việc chạy xe lên để vào nhà rất khó khăn. Vậy tôi có thể tự sửa chữa lại đề việc đi lại thuận tiện hơn không? Nếu không, Tự ý sửa lại bậc thềm lề đường bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?“. Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Tự ý sửa lại bậc thềm lề đường là hành vi trái quy định pháp luật
Theo Khoản 2 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các hành vi nghiêm cấm sau:
“Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ. “
Việc bạn tự ý dở bỏ bậc thềm lể đường; để sửa chữa lại có thể làm sai lệch công trình đường bộ. Vì vậy nếu như bạn tự ý xây lại sẽ vi phạm quy định của pháp luật. Khi đó, hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Tự ý sửa lại bậc thềm lề đường bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Căn cứ Khoản 5 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi trên; được quy định như sau:
” 5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khoan, đào, xẻ đường, hè phố trái phép;
b) Phá dỡ trái phép dải phân cách, gương cầu, các công trình, thiết bị an toàn giao thông trên đường bộ, cấu kiện, phụ kiện của công trình đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
c) Tự ý tháo, mở làm hư hỏng nắp cống, nắp ga các công trình ngầm, hệ thống tuy nen trên đường giao thông;
d) Nổ mìn hoặc khai thác đất, cát, đá, sỏi, khoáng sản khác trái phép làm ảnh hưởng đến công trình đường bộ;
đ) Rải, đổ hóa chất gây hư hỏng công trình đường bộ.”
Như vậy, theo Điểm a Khoản 5 Điều 15 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi khoan, đào, xẻ đường, hè phố trái phép sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online
Thủ tục nộp phạt do tự ý sửa lại bậc thềm
Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định về thủ tục nộp tiền phạt như sau:
“1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt; cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt; trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên; thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân; tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân; tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính; người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt…”
Như vậy, trong trường hợp của bạn cần nhanh chóng hoàn thành thủ tục nộp phạt theo quy định trên. Khi để đã bị quá thời hạn nộp phạt nêu trên; thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân; tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Tự ý sửa lại bậc thềm lề đường bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đi xe buông thả hai tay có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điểm e Khoản 4 Điều này.
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức có hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Để xe; trông, giữ xe; bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d Khoản 4 Điều này.
Việc buôn bán hàng rong ở lòng lề đường, trong hay ngoài đô thị, nếu không có quy hoạch cho phép của chính quyền địa phương là vi phạm pháp luật. Do đó, trong trường hợp của bạn, kể cả lề đường nơi bạn bán dưa không có biển cấm, bạn cũng không được phép buôn bán ở khu vực này.