Xin chào Luật sư, Tôi là Hùng ở Hải Phòng. Gia đình tôi có 2 anh em. Ba tôi mất sớm còn mẹ tôi cũng đã tuổi cao sức yếu. Bà muốn chia trước tài sản thừa kế cho các anh em về sau. Nhưng trong quá trình chia, mẹ và anh tôi xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc nóng giận anh tôi đã có hành vi đem người đến đập phá đồ đạc và tháo dỡ căn nhà lá bên trái của gia đình tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi hành vi trên của anh tôi có vi phạm pháp luật không? Tự ý phá nhà người khác tội gì?
Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Hành vi trên của anh anh đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về quyền tài sản của mỗi người. Để giải đáp cụ thể thắc mắc trên của anh mời anh đón đọc bài viết “Tự ý phá nhà người khác tội gì” dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Hành vi cố ý đập phá tài sản của người khác đã trực tiếp xâm phạm đến quan hệ về tài sản mà pháp luật bảo vệ. Liên quan đến hành vi cố ý đập phá tài sản của người khác, Bộ Luật hình sự 2015 (Sửa đổi 2017) quy định tại điều 178, cụ thể như sau:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Từ quy định trên, chúng ta có thể trả lời cố ý đập phá tài sản của người phạm tội gì? Người có hành vi cố ý đập phá tài sản của người khác tùy vào mức độ có thể bị khởi tố về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Tự ý phá nhà người khác tội gì?
Mức độ thiệt hại mà hành vi đập phá nhà của những người kia gây ra cho bạn là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Dấu hiệu của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản gồm có:
– Khách thể tội phạm: là quan hệ sở hữu tài sản.
– Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi cố ý làm mất hoàn toàn giá trị sử dụng của tài sản của người khác
+ Hành vi cố ý làm mất một phần giá trị sử dụng của tài sản của người khác
– Mặt chủ quan của tội phạm : tội phạm được được hiện với là lỗi cố ý
– Chủ thể của tội phạm: Người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chỉ là chủ thể của tội phạm quy định tại khoản 3, 4 Điều 143 Bộ luật hình sự.
Trong trường hợp hành vi đập phá của nhóm người kia chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì họ có thể bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số: 167/2013/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;
c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm phápluật mà có;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.
4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hành vi đập phá nhà cửa và tài sản nhà bạn của nhóm người kia, tùy mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Cụ thể:
Theo quy định tại Điều 143 của Bộ luật hình sự thì người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm (phạm tội có tổ chức; dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; gây hậu quả nghiêm trọng; để che giấu tội phạm khác; vì lý do công vụ của người bị hại; tái phạm nguy hiểm; gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng).
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 143 (gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng), thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 143 (gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng), thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trường hợp hành vi của nhóm người kia chưa đủ mức để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người nào có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm
- Truy cập trái phép, trộm cắp, phá hoại dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử bị xử phạt như thế nào?
- Hợp đồng mua bán tài sản có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
- Tài sản trước hôn nhân là gì theo quy định năm 2022?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Tự ý phá nhà người khác tội gì″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan đến thủ tục khai sinh nhanh hay tư vấn pháp lý về vấn đề mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 143 của Bộ luật hình sự thì người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm (phạm tội có tổ chức; dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; gây hậu quả nghiêm trọng; để che giấu tội phạm khác; vì lý do công vụ của người bị hại; tái phạm nguy hiểm; gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng).
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 143 (gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; gây hậu quả rất nghiêm trọng), thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 143 (gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng), thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trường hợp hành vi của nhóm người kia chưa đủ mức để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người nào có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Về thẩm quyền xử phạt, tùy theo mức tiền xử phạt mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt là khác nhau, anh có thể tham khảo tại Chương III Nghị định 144/2021/NĐ-CP để xác định.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.