Hiện nay, sống kế bên căn nhà tôi là căn nhà của hai vợ chồng trung niên. Tuy nhiên, họ chẳng mấy hoà đồng với bà con xóm giềng cho lắm. Thi thoảng gia đình tôi lại nghe thấy họ cãi nhau về diện tích nhà ở quá chật hẹp. Thế là một ngày nọ, hai vợ chồng họ lại cãi nhau về chủ đề này tiếp và ông chồng quyết định cầm đồ nghề ra nới diện tích căn nhà ra tới tận lề đường. Theo tôi được biết thì đây là hành vi vi phạm pháp luật và không được phép tự ý cơi nới nhà ở. Vậy theo pháp luật quy định tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền? Quy định của pháp luật về xây dựng nhà ở như thế nào? Mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết ” Tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền? ” của Luật sư X để giải đáp thắc mắc nhé. Chúng tôi mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 16/2022/NĐ-CP
- Thông tư 15/2016/TT-BXD
Quy định của pháp luật về xây dựng nhà ở
– Xây dựng nhà ở là việc các cá nhân, hộ gia đình xây dựng nhà ở trên phần đất được nhà nước cấp quyền sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sống, sinh hoạt. Thực tế, nhà ở gắn liền với đời sống của người dân. Nó là căn cứ thể hiện mức sống, là tiền đề, thậm chí là mục tiêu để các cá nhân cố gắng. Người xưa thường nói “an cư lập nghiệp”, do đó, xây nhà luôn được các cá nhân, hộ gia đình đặc biệt quan tâm. Mà mỗi gia đình là tế bào của xã hội. Nền tảng gia đình của người tạo nên diện mạo của quốc gia. Cùng với đó, chất lượng các ngôi nhà được xây dựng lên cũng đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân.
– Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của con người ngày một tăng. Song song với sự gia nhập xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học 4.0 đã đưa giúp Việt Nam có được những bước phát triển nhảy vọt về kinh tế. Do đó, điều kiện kinh tế của người dân dần dần có những biến chuyển tích cực. hệ thống nhà ở kiên cố, hiện đại dần được xây dựng, thay thế cho những ngôi nhà mang đặc tính truyền thống ngày trước. Cùng với đó, hệ thống dân cư ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại các thành phố lớn, trong khi diện tích đất không tăng lên. Vậy nên, việc xây dựng nhà ở cần phải đảm bảo những quy định nhất định về kết cấu xây dựng do Nhà nước ban hành để đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học trong kết cấu hạ tầng của Việt Nam.
– Hiện nay, khi tiến hành xây dựng bất kỳ công trình xây dựng nào, bao gồm cả việc xây dựng nhà ở, cá nhân, hộ gia đình đều phải xin cấp giấy phép xây dựng. Sau khi có hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở của cá nhân, hộ gia đình gửi lên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét, khảo sát thực tế, sau đó đưa ra quyết định có cho phép xây dựng hay không. Điều 89 Luật xây dựng 2014 quy định rõ, trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm các loại giấy tờ cụ thể như sau:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm: Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình; Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200; Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200. Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế nêu trên là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
+ Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu đã nêu, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
+ Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cá nhân, hộ gia đình sẽ nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện. Thời gian cấp Giấy phép xây dựng là 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ, trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép phải thông báo bằng văn bản và thời gian không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn. Đây là quy định mang tính bắt buộc mà hầu hết cá nhân, hộ gia định sẽ phải tiến hành khi muốn xin giấy phép xây dựng nhà ở. Hay nói cách khác, chỉ khi xin cấp giấy phép xây dựng, cá nhân, hộ gia đình phải xin cấp giấy phép xây dựng.
– Thực tế, bên cạnh việc tuân thủ nguyên tắc xin giấy phép xây dựng khi muốn tiến hành xây dựng nhà ở, vẫn còn nhiều trường hợp tự ý xây dựng, cơi nới, sửa chữa nhà ở mà không xin giấy phép xây dựng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ý nghĩa của việc xin giấy phép xây dựng là để người dân tuân thủ nguyên tắc xây dựng; giúp Nhà nước giám sát, quản lý hoạt động xây dựng, tân trang nhà ở của người dân, tránh trường hợp rủi ro trong qua quá trình xây dựng hoặc gây ảnh hưởng cho hệ thống dân cư xung quanh. Việc xây dựng nhà ở không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể xây dựng mà còn ảnh hưởng đến các gia đình xung quanh.quanh, hệ thống dân cư và cơ sở hạ tầng. Có những trường hợp, đất của cá nhân không đủ điều kiện xây dựng nhưng cá nhân, hộ gia đình vẫn cố tình xây dựng lên. Điều này ảnh hưởng đến lợi ích của ác nhân đó, cũng như tác động trực tiếp đến công tác quản lý dân cư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Yêu cầu xin cấp giấy phép xây dựng là nhằm mục đích hạn chế những điều đó xảy ra.
Tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền?
– Hành vi tự ý cơi nới nhà có thể được hiểu là hành vi thay đổi kết cấu của căn nhà cũ nhằm làm gia tăng diện tích sử dụng ở khoảng không phía trên diện tích đất xây dựng. Về nguyên tắc, trừ việc cơi nới, sửa chữa không ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của căn hộ, phù hợp quy hoạch xây dựng, các trường hợp cải tạo nhà tập thể cũ, chung cư cũ, nhà ở riêng lẻ cũ đều phải xin giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật. Vậy nên, hành vi tự ý cơi nới, xây mới diện tích nhà ở/công trình phục vụ nhà ở mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép là hành vi vi phạm pháp luật xây dựng.
– Như đã phân tích ở trên, ý nghĩa của việc xây dựng là đảm bảo kết cấu hạ tầng dân cư. Nhà nước cần xem xét, khảo sát để đảm bảo việc xây dựng đó là hợp pháp, tuân thủ công tác xây dựng an toàn cũng như bảo vệ quyền lợi của các cá nhân, hộ gia đình xung quanh. Vậy nên, việc tự ý cơi nới, sửa chữa nhà ở sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, hành vi này bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
+ Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
+ Trường hợp nếu việc cơi nới này xâm phạm đến diện tích đang thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của tổ chức, cá nhân, cơ quan khác hoặc khu vực công cộng (ví dụ sân chung của tập thể…) thì mức phạt tối đa có thể lên đến 120 triệu đồng. Cụ thể đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ cá nhân, hộ gia đình sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác, cá nhân, hộ gia đình sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi tự ý cơi nới, cải tạo nhà ở riêng lẻ là căn hộ chung cư/nhà tập thể cũ trong trường hợp phải xin giấy phép xây dựng mà không xin giấy phép xây dựng thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tối đa lên đến 80 triệu đối với các trường hợp thông thường hoặc 120 triệu nếu việc cơi nới xâm chiếm đến khoảng không thuộc khu vực sử dụng chung. Những quy định cụ thể, khách quan này giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền thực thi quyền lực trong công tác quản lý hoạt động dân cư, bảo đảm giữ gìn tính khoa học, chặt chẽ của cơ sở hạ tầng. Đây là biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân cũng như của Nhà nước.
Thẩm quyền xử phạt hành vi tự ý cơi nới nhà
Căn cứ quy định tại Điều 74, Điều 75, Điều 79 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt hành vi tự ý cơi nới nhà ở thuộc về:
“Điều 74. Thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng (hoặc Thanh tra Sở Giao thông vận tải – Xây dựng) có thẩm quyền xử phạt như sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng có thẩm quyền xử phạt như sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; đến 210.000.000 đồng đối với hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vi phạm có giá trị không vượt quá 1.000.000.000 đồng đối với các hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản; đến 420.000.000 đồng đối với các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.”
“Điều 75. Thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng (hoặc Chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải – Xây dựng)
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 200.000.000 đồng.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.”
“Điều 79. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Cảnh cáo.
- Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.”
Mời bạn xem thêm
- Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không?
- Tự ý cơi nới chung cư cũ, phạt đến 80 triệu đồng
- Giải quyết thế nào khi nhà ở 30 năm bị kiện lấn đất?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tự ý cơi nới nhà bị phạt bao nhiêu tiền?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mục đích sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể như sau:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
Những biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.
Như vậy đối với hành vi tự ý cơi nới chung cư cũ, người thực hiện hành vi còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Vụ thể là khôi phục lại tình trạng ban đầu của chung cư; phá dỡ phần công trình đã cơi nới…
Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp bị phạt tiền ít nhất là 60 triệu đồng; theo khoản 2 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
– Hòa giải: Khoản 3, 4 Điều 202 Luật Đất Đai 2013 quy định: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác”.
– Khởi kiện: Để buộc người lấn chiếm trả lại đất, người khởi kiện cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp như sau:
+ Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có đất bị lấn chiếm giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định
+ Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi hồ sơ hợp lệ, và tiến hành thủ tục cần thiết để chuẩn bị xét xử.
+ Xét xử sơ thẩm
+ ét xử phúc thẩm (nếu có)