Trong thời gian gần đây trên cả nước nói chung và tại Hà Nội nói riêng có rất nhiều vụ cháy nổ xảy ra. Những vụ cháy nổ này để lại hậu quả rất lớn cho người dân và cho toàn xã hội. Mới đây nhất căn nhà 4 tầng tại Nguyễn Khoái, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội bốc cháy trong đêm, nhưng rất may lực lượng chức năng đã đến kịp thời không có xảy ra thiệt hại về người. Vậy Từ vụ nhà 4 tầng bốc cháy trong đêm ở Hà Nội, thì quy định PCCC cần đáp ứng điều gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé
Quy định an toàn phòng cháy chữa cháy khu dân cư
Khu dân cư là nơi đông đúc, nơi sinh hoạt của nhiều hộ gia đình vì vậy tiềm ẩn rủi ro về cháy nổ là rất cao. Do vậy công tác phòng cháy chữa cháy cần đảm bảo an toàn. Mỗi hộ gia đình nên có những hiểu biết về phòng cháy chữa cháy riêng cho gia đình mình. Pháp luật quy định an toàn phòng cháy chữa cháy khu dân cư như sau:
Căn cứ Điều 6 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư cụ thể như sau:
“Điều 6. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư
- Khu dân cư là nơi sinh sống của cá nhân, hộ gia đình được bố trí trên phạm vi thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là thôn). Một thôn được xác định là một khu dân cư thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
- Khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. - Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.”
Từ vụ nhà 4 tầng bốc cháy trong đêm ở Hà Nội, thì quy định PCCC cần đáp ứng điều gì?
Vụ việc căn nhà 4 tầng tự dưng bốc cháy trong đêm nhưng rất may mắn là 7 người trong ngôi nhà đã kịp thời thoát nạn. từ vụ việc này thì cho thấy vai trò phòng cháy chữa cháy rất quan trọng. Phòng cháy chữa cháy phải được chuẩn bị ngay từ khâu xây dựng cũng như người trong nhà cần có những ký năng về phòng cháy chữa cháy.
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định công tác phòng cháy và chữa cháy đối với từng hộ gia đình cần đáp ứng những điều kiện an toàn cụ thể như sau:
- Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, cụ thể:
Phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư
Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.”
- Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
- Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
- Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
- Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Có thể thấy, đối với khu dân cư và từng hộ gia đình, yêu cầu về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy được quy định khác nhau, tương ứng với từng hoàn cảnh cụ thể.
Bảo đảm an toàn đối với nhà ở như thế nào?
Hỏa hoạn là một trong những sự cố mà để lại hậu quả nặng nề nhất đối với con người cả về tài sản lẫn sức khỏe. Do vậy việc có những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết về phòng cháy chữa cháy là rất cần thiết. Để không xảy ra những vụ cháy để lại hậu quả đáng tiếc xảy thì cần đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy với nhà ở. Pháp luật quy định về vấn đề này cụ thể như sau:
Căn cứ tại Mục 3 Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình.
(1) Quy định về bảo đảm an toàn cho người trong an toàn cháy đối với nhà ở và công trình yêu cầu như sau:
– Thoát nạn cho người kịp thời và không bị cản trở;
– Cứu người bị tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy;
– Bảo vệ người trên đường thoát nạn tránh khỏi những tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy.
(2) Để bảo đảm an toàn, thoát nạn an toàn phải phát hiện cháy và báo cháy kịp thời.
(3) Để bảo vệ người thoát nạn, phải bảo vệ chống khói xâm nhập các đường thoát nạn của nhà và các phần nhà.
(4) Các thiết bị điện của hệ thống bảo vệ chống cháy của nhà phải được cấp điện ưu tiên từ hai nguồn độc lập (một nguồn điện lưới về một nguồn máy phát điện dự phòng).
Lưu ý: Đối với các thiết bị điện có nguồn dự phòng riêng (ví dụ bơm diezen, tủ chống cháy có ắc quy dự phòng) thì chỉ cần một nguồn điện lưới nhưng nguồn dự phòng riêng này phải đảm bảo hoạt động bình thường khi có cháy.
(5) Không cho phép bố trí các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc hạng B dưới các gian phòng dùng cho hơn 50 người có mặt đồng thời; không bố trí các gian phòng nhóm F5 này trong các tầng hầm và tầng nửa hầm.
(6) Việc bảo vệ người trên các đường thoát nạn phải được bảo đảm bằng tổ hợp các giải pháp bố trí mặt bằng – không gian, tiện nghi, kết cấu kỹ thuật công trình và tổ chức.
Các đường thoát nạn trong phạm vi gian phòng phải bảo đảm sự thoát nạn an toàn qua các lối ra thoát nạn từ gian phòng đó mà không tính đến các phương tiện bảo vệ chống khói và chữa cháy có trong gian phòng này.
Việc bảo vệ đường thoát nạn ngoài phạm vi gian phòng phải được tính đến theo điều kiện bảo đảm thoát nạn an toàn cho người có kể đến tính nguy hiểm cháy theo công năng của các gian phòng trên đường thoát nạn. Số người thoát nạn, bậc chịu lửa và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà, số lối ra thoát nạn từ một tầng và từ toàn bộ nhà.
Trong các gian phòng và trên các đường thoát nạn ngoài phạm vi gian phòng phải hạn chế tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng thuộc các lớp bề mặt kết cấu (lớp hoàn thiện và ốp mặt) tùy thuộc vào tính nguy hiểm cháy theo công năng của gian phòng và nhà, có tính đến các giải pháp khác về bảo vệ đường thoát nạn.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Từ vụ nhà 4 tầng bốc cháy trong đêm ở Hà Nội, thì quy định PCCC cần đáp ứng điều gì?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về luật dân sự Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Có thể bạn quan tâm:
- Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Hồ sơ đoàn viên gồm những gì theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về phạt vi phạm phương tiện trong phòng cháy chữa cháy như sau:
“Điều 44. Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật;
…
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống, phương tiện phòng cháy và chữa cháy định kỳ;
….
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trang bị, lắp đặt, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy chưa được kiểm định về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
….
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.”
Như vậy, việc không kiểm tra trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Theo quy định tại tiểu mục 10.27 Mục 10 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế, việc xác định lượng nước dự trữ chữa cháy trong bể chứa và trên đài nước được thực hiện dựa trên căn cứ vào tiêu chuẩn lượng nước chữa cháy, số đám cháy trong cùng một lúc, thời gian dập tắt đám cháy và lượng nước bổ sung trong thời gian chữa cháy.
“Khi lượng nước dự trữ chữa cháy từ 1.000m3 trở lên, thì phải phân chia ra hai bể chứa.
Chú thích:
1) Có thể thiết kế nước dự trữ chữa cháy chung với nước sinh hoạt, sản xuất nhưng phải có biện pháp khống chế việc dùng nước dự trữ chữa cháy vào các nhu cầu khác;
2) Khi tính thể tích của bể nước dự trữ chữa cháy, cho phép tính lượng nước bổ sung liên tục vào bể, ngay cả trong khoảng thời gian dập tắt đám cháy là ba giờ;
3) Trong trường hợp nước chữa cháy bên ngoài lấy từ các hồ chứa nước, hoặc các trụ nước, mà bên trong nhà cần có hệ thống đường ống cấp nước sinh hoạt và chữa cháy, thì thể tích của bể chứa nước dự trữ phải đảm bảo lượng nước dùng trong một giờ, cho một họng chữa cháy và các nhu cầu dùng nước khác.”
Như vậy, khi lượng nước dự trữ chữa cháy từ 1.000m3 trở lên, thì phải phân chia ra hai bể chứa. Việc thiết kế và sử dụng nước dự trữ chữa cháy được thực hiện cụ thể theo quy định trên.