Chào Luật sư, hiệ nay tư vấn luật thừa kế được quy định ra sao? Ba tôi mất có để lại 4 mảnh đất, ba tôi có 2 người con là tôi và chị gái tôi. Khi mất ba tôi không để lại di chúc nên không biết phân chia thế nào. Chị tôi đang ở nước ngoài, tôi có nói chia đất làm 2 nhưng chị không chịu. Vậy vấn đề tư vấn luật thừa kế áp dụng ra sao? Tư vấn luật thừa kế của Luật sư X về vấn đề trên như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về vấn đề trên như sau:
Thừa kế là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì thừa kế là việc thực thi chuyển giao tài sản (Nhà, đất, tiền…) và quyền tài sản (quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ…) hoặc các nghĩa vụ (Nợ nần) từ người đã chết sang một cá nhân người khác. Thông thường người nhận thừa kế là người có chung huyết thống với người để lại di sản như Ông – Cháu; Cha Mẹ – Con… nhưng pháp luật cũng coi việc chuyển giao tài sản, quyền tài sản cho người ngoài huyết thống là quyền của người có tài sản.
Theo quy định chia thừa kế như thế nào?
Có hai hình thức phân chia tài sản thừa kế là:
+ Phân chia tài sản theo di chúc: Người có tài sản có quyền lập ra di chúc để thể hiện ý nguyện phân chia tài sản của mình sau khi qua đời – Pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền phân chia tài sản thừa kế của người có tài sản. Đồng sở hữu tài sản (vợ/Chồng) cũng có thể xác lập di chúc chung để thể hiện ý nguyện phân chia tài sản chung theo quy định của pháp luật;
+ Phân chia tài sản theo pháp luật về thừa kế (Luật dân sự): Khi người có tài sản qua đời mà không để lại di chúc thì tài sản sẽ được phân chia theo quy định của luật dân sự (Chia theo hàng thừa kế).
Tại sao cần luật sư tư vấn pháp luật thừa kế?
Trong xã hội ngày nay, khi đời sống vật chất không ngừng được nâng cao thì vấn đề thừa kế được đặt ra như một vấn đề đương nhiên phải giải quyết khi Bố Mẹ về già. Tâm nguyện của đa phần người dân Việt Nam theo văn hóa Á Đông là để lại phần lớn tài sản cho con (người phụng dưỡng Bố Mẹ về già, hương khói khi Bố Mẹ qua đời…). Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng các vụ tranh chấp về tài sản thừa kế trong những năm qua không ngừng tăng cao (đặc biệt là tại các thành phố và đô thị phát triển). Việc thuê luật sư tư vấn phân chia tài sản thừa kế là một trong những vấn đê pháp lý quan trọng nhằm giảm thiểu khả năng tranh chấp phát sinh và mang lại những lợi ích pháp lý nổi bật như:
– Chi phí thuê luật sư thấp nhưng mang lại hiệu quả pháp lý cao: Luật sư không chỉ là người được đào tạo chuyên sâu về pháp luật mà còn có kinh nghiệm thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh. Do vậy, Luật sư hoàn toàn có thể trợ giúp khách hàng trong việc xây dựng di chúc hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong việc phân chia tài sản thừa kế theo luật.
– Cách thức sử dụng dịch vụ đơn giản, dễ dàng, tiện lợi: Ngay nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin việc kết nối với luật sư hết sức đơn giản có thể thông qua điện thoại, Email, tư vấn pháp luật trực tiếp tại văn phòng…;
Tư vấn pháp luật thừa kế gồm những nội dung gì?
Công ty luật sư X tư vấn và giải đáp bao gồm nhưng không hạn chế trong các pháp lý vấn đề pháp luật thừa kế như sau:
+ Tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc của khách hàng về vấn đề thừa kế, phân chia tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành, như:
– Tư vấn về quyền thừa kế của các thành viên trong gia đình;
– Tư vấn về sự bình đẳng của các thành viên trong gia đình về tiếp nhận quyền thừa kế (Không phân biệt trai/gái, con trưởng/Con thứ, con đẻ/Con nuôi…);
– Tư vấn về hàng thừa kế theo luật;
– Tư vấn về thời điểm mở thừa kế theo luật;
– Tư vấn và xác định tài sản hợp pháp của người để lại tai sản thừa kế;
– Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế;
– Tư vấn cách thức và phương thức xác lập quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp đối với di sản thừa kế để lại;
– Tư vấn về thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế;
– Tư vấn xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế theo luật;
– Tư vấn về thời hiệu thừa kế;
Và những vấn đề pháp lý khác phát sinh trong từng trường hợp cụ thể, riêng biệt của khách hàng.
Như Chúng ta đã biết có hai dạng phân chia tài sản thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Luật sư X tư vấn và giải đáp pháp lý chuyên sâu cho từng trường hợp pháp lý cụ thể:
(*) Phân chia tài sản thừa kế theo du chúc: Luật sư tư vấn lập, soạn thảo di chúc đúng quy định của pháp luật hiện hành như: Tư vấn viết, lập di chúc; chỉ định, phân chia di chúc; sửa đổi, thay thế và gửi giữ di chúc theo quy định của pháp luật.
(**) Phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật: Luật sư tư vấn và giải đáp về các trường hợp chia tài sản thừa kế theo pháp luật; xác định người thừa kế theo pháp luật; tư vấn thừa kế thế vị (nếu có); tư vấn về định đoạt/từ chối/chuyển giao tài sản thừa kế.
Điều kiện có hiệu lực của di chúc hiện nay như thế nào?
- Điều kiện về năng lực chủ thể
Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) yêu cầu người lập di chúc phải là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) và hoàn toàn có khả năng nhận thức vào thời điểm lập di chúc. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể lập di chúc nhưng phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Điều kiện về ý chí của người lập di chúc
Người lập di chúc phải tự nguyện khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Điều kiện về nội dung của di chúc (Điểm a khoản 1 Điều 630 BLDS)
- Điều kiện về nội dung của di chúc
Nội dung của di chúc không được trái đạo đức và pháp luật (Điểm b khoản 1 Điều 630 BLDS).
- Điều kiện về hình thức
Theo Điều 627 BLDS thì di chúc phải được lập thành văn bản, nếu như không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 Điều 630 BLDS).
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tư vấn luật thừa kế hiện nay như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như luật sư tư vấn thừa kế… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Những lưu ý khi mua đất dự án chưa có sổ đỏ
- Hiện nay mua đất dự án cần xem giấy tờ gì?
- Mua đất dự án cần xem giấy tờ gì theo quy định hiện nay?
Câu hỏi thường gặp
Điều 644 BLDS quy định:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Quy định trên đây không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản.
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống (Điều 652 BLDS).