Lợi dụng lúc cán bộ mở cửa phát cơm, bơm nước sinh hoạt cho phạm nhân, Nguyễn Kim An trốn khỏi trại tạm giam Chí Hòa. Vậy Tử tù trốn khỏi trại giam bị xử lý như thế nào? hãy cùng luật sư X tìm hiểu
Tóm tắt vụ việc
An là người bị kết án tử hình về tội giết người và cướp tài sản, đang bị giam tại trại tạm giam Chí Hòa.Khoảng 15h ngày 13/7, tổ trực ban phát cơm, canh và bơm nước sinh hoạt cho can phạm nhân. An lợi dụng lúc cán bộ mở cửa buồng giam, khi vừa quay ra và đưa cơm cho buồng khác thì rút chân ra khỏi cùm bỏ trốn.
Sáng hôm sau, phát hiện An không có mặt tại buồng giam nên tiến hành phong tỏa các cổng ra vào trại, kiểm tra, lục soát, tìm kiếm bên trong và bên ngoài khu vực giam giữ
Sau khi trốn khỏi trại tạm giam, An đi qua nhiều nơi. Lang thang một thời gian, An nhớ địa chỉ nhà người thân của một bạn tù; nên tìm tới xin tiền và ngủ nhờ. Chủ nhà cho An 500.000 đồng và đuổi đi.
Tiếp đó, An đón xe ôm ra khu vực ngã tư Thủ Đức tìm phòng trọ của người quen thì gặp ông Nguyễn Xuân Tuyên hành nghề chạy xe ôm kêu chở về quận Tân Phú.
Trên đường đi, tử tù này xin về nhà ông Tuyên ngủ nhờ một đêm và được ông đồng ý. Khi An rời khỏi nhà ông Tuyên thì bị cảnh sát hình sự bắt theo quyết định truy nã.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Tử tù là gì?
Theo căn cứ trong quy định của Luật Thi hành án năm 2019; Nghị định số 120/2017/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Tạm giam, tạm giữ; Thông tư số 39/2012/TT-BCA của Bộ Công an Quy định việc quản lý, giam giữ người bị kết án tử hình quy định:
Tử tù là người thực hiện hành vi phạm lội đã bị toà án kết án tử hình và đang bị giam giữ trong trại giam để chờ ngày đưa ra thi hành án.
Tử tù trốn khỏi trại giam bị xử lý như thế nào?
Đang trong thời gian chờ ngày ra thi hành án; Nhưng An không chấp hành tốt mà lại có hành vi trốn trại ra ngoài. Nếu đủ cấu thành tội phạm An bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử.
Theo đó có 2 khung hình phạt; cho Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
Khung 1
Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.
Cấu thành tội phạm của Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này được coi là chủ thể đặc biệt, bao gồm những người đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (tại địa điểm mở phiên tòa).
Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội: lỗi của người phạm tội trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp.
Mục đích chung của người phạm tội là trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật đối với hành vi phạm tội do mình thực hiện; người phạm tội có thể vì nhiều động cơ khác nhau như: bỏ trốn để về trả thù người đã tố cáo mình, bỏ trốn về thăm bố, mẹ, vợ, chồng hoặc con; bỏ trốn để tiếp tục phạm tội khác; bỏ trốn để gặp lại đồng bọn giải quyết việc ăn chia không sòng phẳng; bỏ trốn để đòi nợ; bỏ trốn để thanh lý xong các hợp đồng kinh tế…
Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội nêu trên đã xâm phạm đến chế độ tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và chế độ giam, giữ, cải tạo phạm nhân, đồng thời xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan:
Hành vi của người đang bị giam, giữ, bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử (tại nơi mở phiên tòa) đã dùng mọi thủ đoạn để thoát khỏi sự quản lý của người canh gác, quản lý, dẫn giải.
+ Các thủ đoạn được thực hiện có thể là: lợi dụng sự sơ hở của người canh gác, quản lý, dẫn giải rồi lén lút trốn khỏi nơi giam, giữ, trên đường bị dẫn giải hoặc bỏ trốn tại phiên tòa xét xử; lừa dối người canh gác, dẫn giải (như giả vờ đau bụng xin người dẫn giải cho đi tiểu sau đó bỏ trốn…) hoặc dùng vũ lực làm tê liệt sự kháng cự của người canh gác, dẫn giải để bỏ trốn.
+ Người bị giam, giữ, là người đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị giam để chấp hành hình phạt ở các trại giam, trại lao động, cải tạo, đang có mặt tại nơi mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
+ Người đang bị dẫn giải là người bị tạm giam, tạm giữ; hoặc đang lao động cải tạo đang trên đường đi từ địa điểm này đến địa điểm khác; dưới sự giám sát của người có thẩm quyền (như trên đường đưa đi lao động, đến nơi mở phiên tòa xét xử…).
+ Nơi giam, giữ có thể là nhà tạm giữ, trại giam, trại lao động cải tạo phạm nhân.
Lưu ý:
Người bị giam, giữ phải là người đã có quyết định (lệnh) bắt tạm giữ; hoặc tạm giam và còn trong thời hạn giam giữ hoặc tạm giam); hoặc quyết định thi hành án (nếu là người bị kết án).
Hậu quả:
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành ngày sau khi người phạm tội có hành vi bỏ trốn; không kể việc bỏ trốn này có thành công hay không.
Quyền của người bị kết án tử hình
- Trại tạm giam phải bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo, quyền kháng cáo; quyền xin ân giảm án tử hình của người bị kết án tử hình; theo đúng quy định của pháp luật.
- Trường hợp người bị kết án tử hình có quyết định ân giảm án tử hình xuống tù chung thân; Giám thị trại tạm giam phải chuyển ngay người đó; ra khỏi khu giam người bị kết án tử hình đến khu giam người có án phạt tù; đã có quyết định thi hành án phạt tù; chờ đưa đi trại giam chấp hành án. Nếu người bị kết án tử hình có bản án của Tòa phúc thẩm xử xuống tù chung thân; hoặc hủy án để điều tra lại vụ án thì Giám thị trại tạm giam phải chuyển ngay người đó ra khỏi khu giam người bị kết án tử hình; xuống giam ở khu tạm giam.
- Khi người bị kết án tử hình có đủ điều kiện được ân giảm; chuyển từ hình phạt tử hình thành tù chung thân theo quy định; thì Giám thị trại tạm giam phải thông báo ngay bằng văn bản cho Chánh án Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án biết; để giải quyết theo thẩm quyền.
Giải quyết vấn đề
Như vậy hành vi trốn khỏi trại tạm giam của tử tù là hành vi gây nguy hiểm; rối loạn trật tự xã hội. Ngày 24/11, Tòa án nhân dân TPHCM xử sơ thẩm; tuyên phạt Nguyễn Kim An mức án 2 năm 6 tháng tù về tội trốn khỏi nơi giam giữ. Tổng hợp hình phạt bị cáo đang chấp hành là tử hình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Trộm cắp hàng ngàn nhẫn vàng có bị xử phạt tử hình theo quy định?
- Hành hung người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Giết người do bị kích động mạnh bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tử tù trốn khỏi trại giam bị xử lý như thế nào?” . Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra; nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác; thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Bỏ hình phạt tử hình thì sẽ không tốn chi phí?
Trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì Hội đồng thi hành án tử hình hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Đối với cả người mua dâm và người bán dâm đều có thể bị xử lý hình sự trong trường hợp cố tình lây truyền bệnh HIV cho người khác khi biết rõ mình bị nhiễm bệnh mà không xử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn khi quan hệ mua, bán dâm. Cụ thể mức hình phạt được quy định tại Điều 148 Bộ luật hình sự năm 2015.